Hàng loạt ông lớn có kế hoạch lập nhà máy, một tỉnh của Việt Nam trở thành "thỏi nam châm"
Gã khổng lồ công nghệ Đài Loan (Trung Quốc) Foxconn, một đối tác lớn của Apple, đã gây chú ý vào năm ngoái với kế hoạch mở một nhà máy mới ở Nghệ An vào cuối năm nay.
- 19-01-2024Nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Amkor ở Bắc Ninh sắp sản xuất
- 19-01-2024Nhà máy Dung Quất chế biến thành công hơn 100 triệu tấn dầu thô
- 16-01-2024Toàn cảnh công trường xây dựng nhà máy 1 tỷ USD, dùng lượng thép gấp đôi cầu Long Biên của LG tại Hải Phòng
Động lực đầu tư đang đổ vào khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam với mức đầu tư nước ngoài đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2023, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối năm 2023, Sumitomo bắt đầu rao một lô đất tại một khu công nghiệp ở Quảng Trị và nhận được yêu cầu từ khoảng 20 khách thuê tiềm năng. Đây sẽ là cơ sở đầu tiên được vận hành bởi công ty thương mại Nhật Bản ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Quảng Trị được đánh giá là một tỉnh hấp dẫn vì "dễ dàng thu hút nhân tài và sự thuận tiện về giao thông sẽ được cải thiện khi xây dựng một sân bay mới" - Shigeo Fukuda, người đứng đầu bộ phận phát triển các khu công nghiệp ở nước ngoài của Sumitomo Corp., cho biết.
Ngoài Quảng Trị, vùng còn có 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.
Trong đó, Nghệ An là thỏi nam châm hút mạnh, thu hút con số kỷ lục 1,6 tỷ USD.
Gã khổng lồ công nghệ Foxconn từ Đài Loan (Trung Quốc), một đối tác lớn của Apple, đã gây chú ý vào năm ngoái với kế hoạch mở một nhà máy mới ở Nghệ An vào tháng 11/2024. Động thái này là một phần trong quá trình nhà lắp ráp iPhone dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Quyết định của Foxconn đã kéo theo những công ty khác trong chuỗi cung ứng của Apple làm theo. Radiant Opto-Electronics, cũng có trụ sở tại Đài Loan, cũng có kế hoạch thành lập nhà máy ở Nghệ An.
Giao thông giữa các tỉnh này và Hà Nội đã được cải thiện nhờ có tuyến đường huyết mạch. Theo dữ liệu của chính phủ, thu nhập trung bình ở khu vực Bắc Trung Bộ thấp hơn khoảng 30% đến 40% so với khu vực xung quanh Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Mức thu nhập thấp cho thấy dư địa phát triển của vùng.
Sự phát triển ở miền Nam đã được thúc đẩy bởi ngành dệt may và các khu vực phía Bắc đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhờ đầu tư từ các công ty Hàn Quốc kể từ những năm 2010. Hiện các tỉnh Bắc Trung Bộ đang ráo riết thu hút các công ty toàn cầu.
Tuy nhiên, tờ Nikkei cho hay, những lo ngại về lợi nhuận vẫn còn tồn tại vì các điểm dừng của tuyến đường sắt sẽ chỉ ở các thành phố như khu nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng.
Đời sống & pháp luật