Hàng loạt trái cây quen thuộc được ví là "thần dược" nhưng không sử dụng đúng cách lại trở thành mầm bệnh nguy hiểm!
Người bị suy giảm chức năng thận nếu ăn nhiều khế sẽ có triệu chứng lú lẫn, tay chân yếu, tê mỏi chân tay, nặng hơn còn có thể hôn mê.
- 10-10-2021Chỉ vài ngàn mỗi ngày, 10 loại thực phẩm này sẽ giúp làm sạch phổi, phòng ngừa hàng loạt các bệnh về đường hô hấp
- 10-10-2021Buổi sáng là thời kỳ vàng để nạp vào 7 loại thực phẩm này, dinh dưỡng sẽ gấp chục lần so với bất kỳ thời điểm nào khác
- 09-10-2021Ăn trứng có nhiều lợi ích nhưng tốt nhất bạn không nên ăn chung với 4 loại thực phẩm kẻo lợi đâu chẳng thấy chỉ thấy rước bệnh vào người
Hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều thích ăn trái cây bởi vì sự bổ dưỡng và mùi vị ngon miệng của nó.
"Ăn nhiều trái cây sẽ có lợi cho sức khỏe. Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp trị bệnh..." Đó là câu nói chúng ta thường được nghe nhiều nhất.
Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng chúng đúng cách, không nên ăn bừa bãi nếu không muốn tự làm tổn hại đến những cơ quan trong cơ thể.
1. Bưởi: ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan
Bưởi là loại quả mùa thu, có múi, vị ngọt, chua và có mùi thơm rất ngon. Nhưng có một điều mà nhiều người không biết đó là không được ăn bưởi cùng lúc khi đang uống thuốc, vì nó rất dễ gây ra các bệnh về gan.
Do chất furanocoumarin có trong bưởi gây phản ứng với thuốc, ức chế hoạt động của men gan trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan, khiến lượng thuốc đi vào máu tăng gấp đôi.
Các loại thuốc kháng sinh và điều trị huyết áp cao đều có thể phản ứng với bưởi.
Ngoài ra, nó còn có thể phản ứng với một số loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư. Nếu dùng chung sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như đột tử, suy thận cấp, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa,...
2. Bơ và sầu riêng: Gan nhiễm mỡ dẫn tới béo phì
Hàm lượng chất béo có trong quả bơ là 15%, cao hơn nhiều so với hàm lượng chất béo trong thịt cá nói chung.
Theo khuyến cáo, hàm lượng chất béo người lớn ăn không nên vượt quá 30g mỗi ngày. Nhưng trong 200g bơ đã có đến 30g chất béo.
Sầu riêng cũng vậy, hàm lượng chất béo khoảng 5%, còn hàm lượng đường lên tới 27%. Có thể nói đây là loại thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo điển hình.
Vấn đề lớn nhất của hai loại trái cây này là chúng có thể khiến người ta ăn nhiều và tăng cân, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Vì vậy những ai muốn giảm cân thì nên sớm tránh xa.
3. Sơn tra và hồng: có chứa axit tannic dễ gây sỏi dạ dày
Sơn tra ăn ngon miệng, có tác dụng bổ tỳ vị. Còn quả hồng có vị ngọt, mềm nên được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, trong quả hồng chưa chín và sơn tra đều chứa một lượng lớn axit tannic, chất này nếu kếp hợp với protein có trong dạ dày sẽ dễ gây sỏi.
Đối với người bình thường, việc ăn hoa quả là có lợi cho cơ thể nhưng đối với nhiều người bệnh thận, có một số loại hoa quả tuyệt đối nên hạn chế ăn!
4. Táo, chuối, cam, sơn tra, hồng, dưa vàng Hami: Kali quá cao
Những người bị viêm thận cấp tính, viêm thận mãn tính hoặc có chức năng thận kém thì cần hạn chế các thực phẩm có kali. Mà những loại trái cây vừa kể trên lại thường chứa hàm lượng kali rất cao.
Ở những bệnh nhân suy thận, khả năng điều tiết nước của thận rất thấp, lượng nước đi vào cơ thể quá nhiều sẽ không thể điều chỉnh và đào thải ra ngoài khiến lượng máu tăng mạnh dễ gây suy tim cấp.
Thế nên, nhóm người này được khuyến cáo là không nên ăn quá nhiều dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu, vì nó có thể làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, khiến thận phải hoạt động quá tải.
Một điều cần lưu ý dành cho cả những người có chức năng thận bình thường đó là không nên ăn quá nhiều khế khi đói hoặc mất nước. Vì như thế sẽ khiến lượng creatinin trong máu tăng đột biến, trường hợp nặng có thể gây suy thận cấp.
Người bị suy giảm chức năng thận nếu ăn nhiều khế sẽ có triệu chứng lú lẫn, tay chân yếu, tê mỏi chân tay, nặng hơn còn có thể hôn mê.
Ngay cả khi những bệnh nhân này chỉ ăn một quả khế duy nhất cũng có thể bị nhiễm độc ở các mức độ khác nhau, trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm độc tiết niệu, thậm chí tử vong.
5. Thơm: Không cẩn thận dễ gây dị ứng
Trong thơm có một chất gọi là Bromelain, đây là một chất gây dị ứng rất phổ biến, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong vòng 15 phút.
Chẳng hạn như ngứa ở miệng và lưỡi, nôn mửa, đỏ bừng da và ngứa khắp người.
Những người có bệnh về viêm loét dạ dày và niêm mạc thì nên cẩn trọng khi ăn thơm, vì trong loại quả này có tính axit dễ khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
(360doc)
Doanh nghiệp và tiếp thị