MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đau đầu với hàng lậu

07-09-2014 - 09:33 AM |

Hàng loạt mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được nhưng hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập, kém chất lượng, giá rẻ do nhập lậu khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ lao đao.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp, TS Lê Đăng Doanh, số liệu Cục Thống kê công bố 8 tháng đầu năm các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chi 27,6 tỉ USD để nhập hàng Trung Quốc chỉ là bề nổi, còn thực tế, hàng nhập từ Trung Quốc về phải tính cả hàng qua đường tiểu ngạch và hàng nhập lậu chưa kiểm soát được. 

Ví dụ năm 2012, Bộ Công Thương cho biết Việt Nam nhập hàng từ Trung Quốc 28,8 tỉ USD nhưng phía Trung Quốc lại đưa ra con số lên đến 34 tỉ USD.

“Không ngóc đầu lên được!”

Con số chênh lệch 5,2 tỉ USD trong thống kê giữa phía Việt Nam và Trung Quốc chính là các mặt hàng tuồn vào trong nước theo đường tiểu ngạch. Dù hàng Trung Quốc liên tục được cảnh báo là độc hại, nguy hiểm nhưng vẫn tràn ngập các chợ, nhất là ở miền quê, vùng sâu, vùng xa. 

Theo TS Lê Đăng Doanh, phong trào người Việt dùng hàng Việt thời gian qua có tác động lớn đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng nhưng chủ yếu ở khu vực thành thị với hệ thống phân phối rộng lớn; còn ở nông thôn, những cửa hàng tạp hóa chủ yếu bán hàng Trung Quốc do tư thương “đánh” từ biên giới về trong khi cơ quan chức năng chưa quản lý, kiểm soát được.

Nói như chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển, nhiều DN trong nước “không ngóc đầu lên được” vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Trong nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các nước là điều bình thường, kể cả với Trung Quốc. Nhưng ở đây, hàng trong nước phải cạnh tranh với rất nhiều mặt hàng có nguồn gốc từ hàng gian, hàng giả, hàng trốn thuế và hàng lậu qua biên giới, độc hại nhưng giá rất rẻ nên người tiêu dùng vẫn chọn. 

Chẳng hạn, chuyện củ cải Trung Quốc gắn mác Đà Lạt tiêu thụ trong các chợ, người dân không biết phân biệt, chỉ thấy giá rẻ nên mua là trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. 

“Trách nhiệm lúc này thuộc về cơ quan quản lý nhà nước bởi DN Việt dù có nỗ lực cách mấy cũng không thể cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc theo đường nhập lậu, hàng kém chất lượng hoặc trốn thuế” - TS Đinh Thế Hiển phân tích.

“Bóng” trong tay Bộ Công Thương

Số liệu nhập siêu từ Trung Quốc cũng liên tục tăng qua các năm. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân do chúng ta chỉ nói nhưng hành động không quyết liệt, không có biện pháp hiệu quả để thay thế các mặt hàng nhập khẩu. Như chuyện của ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương tăng thuế suất để ngăn chặn thép cuộn Trung Quốc tràn vào “đè” thép nội nhưng đến nay, lượng thép nhập khẩu vẫn ngày một tăng, đang “giết chết” các DN trong nước.

“Khó khăn, thép nội tìm đường xuất khẩu nhưng bị các nước nhập khẩu dựng đủ hàng rào kỹ thuật để hạn chế, thậm chí áp dụng cả biện pháp kiện chống bán phá giá. Ngược lại, thép từ Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ vào thị trường Việt Nam mà chúng ta không có biện pháp ngăn chặn. Nếu không có thép Trung Quốc tràn vào thì ngành thép trong nước đã sáng sủa hơn nhiều” - ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt, nhận xét.

Lúc này, nhà nước mà cụ thể là Bộ Công Thương cần có chiến lược, kế hoạch thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà trong nước sản xuất được, nhất là phải kiểm soát tốt hàng nhập lậu. Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân quản lý ở địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các địa phương cần thực hiện đúng chỉ thị này và quy trách nhiệm cụ thể. 

“Rất nhiều vụ vận chuyển hàng lậu trái phép từ biên giới chỉ bị phát hiện khi vào sâu trong nội địa sau khi lọt qua các trạm kiểm soát, đây là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng” - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

“Ngoài ra, để cạnh tranh trên sân nhà, bản thân các DN trong nước phải mạnh lên, hàng hóa sản xuất chất lượng tốt, giá mềm đương nhiên người tiêu dùng sẽ tin tưởng. Nếu không tổ chức tốt thị trường, đánh bật hàng lậu từ biên giới thì chục năm nữa cũng chưa giải quyết được chuyện mỗi năm tốn hàng chục tỉ USD để nhập hàng Trung Quốc” - ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nói.

Thiệt cho xuất khẩu

Theo TS Nguyễn Minh Phong, trong câu chuyện cán cân thương mại với Trung Quốc, khi phụ thuộc quá lớn vào một thị trường thì điều đáng lo là DN, nông dân sẽ bị ép giá bởi phần lớn mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều xuất sang Trung Quốc, từ cao su, sắn, lúa gạo, trái cây… Trong khi giá nhập khẩu DN có thể thương lượng thì giá xuất khẩu lại thường xuyên bị ép do các mặt hàng của Việt Nam thường xuất khẩu thô, chất lượng không cao và khâu chế biến kém.


Lo ngại hàng Trung Quốc giả xuất xứ lọt vào Việt Nam


Theo Thái Phương

khanhnt

Người lao động

Trở lên trên