Hàng trăm chú chim cánh cụt nhảy từ vách băng cao 15m, cảnh tượng chưa từng có được ghi lại khiến nhiều người đau lòng
Trên đỉnh của một khối băng tại Nam Cực, hàng trăm chú chim cánh cụt hoàng đế chen chúc và thay nhau nhảy xuống phía dưới.
- 16-04-2024Trào lưu ‘nằm thẳng’ chưa hết nguội, giới trẻ Trung Quốc chuyển sang lối sống tằn tiện khi áp lực kinh tế bủa vây, có người chọn ở tại chùa để tiết kiệm chi phí
- 16-04-2024Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 5,3% trong quý 1, vượt kỳ vọng nhờ hai lĩnh vực
- 16-04-2024Không riêng vàng, hàng loạt hàng hóa tăng vọt tới 256%, tạo ra thời kỳ sinh lời chưa từng có khiến trader phải ngỡ ngàng
Giống như một nhóm thanh thiếu niên chen chúc trên đỉnh một vách đá, chờ xem liệu có ai đủ dũng cảm để nhảy xuống hồ trước hay không, những chú chim cánh cụt hoàng đế tại Nam Cực cũng đang tụ tập trên đỉnh thềm băng cao khoảng 15 mét và gieo mình xuống phía dưới.
Theo đó, hình ảnh từ video do National Geographic đăng tải cho thấy hàng trăm chú chim cánh cụt con đang lạch bạch xếp hàng dài về phía rìa vực thẳm. Những chú cánh cụt nhích từng chút một khi một con dũng cảm bất ngờ nhảy ra khỏi khối băng, lao xuống và rơi xuống nước với một tiếng nước bắn tung tóe. Như được khuyến khích, một vài con non khác đã bắt đầu làm theo trước khi hàng chục con khác cũng thực hiện hành vi tương tự.
Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng thực chất, những chú chim cánh cụt này buộc phải nhảy khỏi khối băng để kiếm ăn. Thông thường, chim cánh cụt hoàng đế làm tổ trên những tảng băng biển trôi tự do và luôn nhảy từ băng biển xuống nước với độ cao gần 1m. Nhưng gần đây, một số đàn cánh cụt đã làm tổ trên những khối băng gắn với đất liền, dẫn đến tình trạng khiến chúng bị đói. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi này có thể liên quan đến hiện tượng băng tan ngày càng nhanh hơn do biến đổi khí hậu.
Gerald Kooyman, một nhà nghiên cứu sinh lý học đã dành hơn 5 thập kỷ nghiên cứu chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực, cho biết ông mới chỉ nhìn thấy sự kiện như vậy một lần duy nhất cách đây hơn 30 năm. Các nhà khoa học theo dõi chim cánh cụt từ vệ tinh trong không gian cho biết hiện tượng này rất hiếm.
Dù các nhà khoa học không cho rằng hành động "nhảy vách băng" của chim cánh cụt liên quan trực tiếp tới việc biến đổi khí hậu khiến Nam Cực ấm lên. Tuy nhiên Peter Fretwell - người nghiên cứu ảnh vệ tinh của quần thể chim cánh cụt ở vịnh Atka suốt nhiều năm, cho biết việc băng biển giảm đi đã buộc nhiều chim cánh cụt hoàng đế sinh sống trên thềm băng. Do đó, hành vi này được dự báo sẽ phổ biến hơn trong tương lai.
"Chúng tôi ước tính rằng chúng ta có thể mất toàn bộ loài cánh cụt hoàng đế vào cuối thế kỷ này. Thật đau lòng khi nghĩ rằng toàn bộ loài có thể biến mất nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay." - Fretwell nói.
Trong khi đó, LaRue vẫn hy vọng về khả năng thích ứng của chim cánh cụt hoàng đế và cô coi việc những chú chim này nhảy khỏi băng gần đây được ghi lại trên phim là minh chứng cho sự kiên cường của họ.
Cô nói: "Chúng có khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Chúng đã tồn tại hàng triệu năm và đã trải qua rất nhiều sự thay đổi khác nhau về môi trường sống. Vấn đề là chúng có thể đối phó với những thay đổi đang diễn ra nhanh đến mức nào".
Nguồn: National Geographic
Phụ Nữ Số