Hành trình biến hạt ca cao thành món chocolate vạn người mê qua lời kể của người thợ lành nghề
Quá trình biến hạt ca cao thành chocolate phức tạp và thú vị hơn bạn tưởng.
- 06-06-2018Tiến sĩ Mỹ bật mí tác dụng tuyệt vời của loại quả đang vào mùa vụ, bán rẻ ở Việt Nam
- 03-04-2018Có gì đặc biệt trong viên sô cô la đắt nhất hành tinh, giá bằng cả chục chiếc iPhoneX
Xin chào, tôi là Dom và tôi là một thợ làm chocolate ở London. Dưới đây là cách chế biến chocolate thủ công từ hạt ca cao.
Gần như tất cả số chocolate trên thế giới được sản xuất tại các nhà máy công nghiệp thuộc 4 hoặc 5 công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, phong trào sản xuất chocolate thủ công ngày một được ủng hộ.
Cùng chiêm ngưỡng quá trình thú vị này:
Hạt ca cao để làm ra chocolate bắt nguồn từ những bông hoa tinh tế này
Nó phát triển trực tiếp từ thân và cành lớn của cây ca cao (Theobroma Cacao), sau đó biến thành những quả ca cao có màu sắc sặc sỡ. Bức ảnh này được chụp ở Hawaii, nơi duy nhất ở Mỹ, nơi ca cao có thể được trồng.
Quả ca cao phát triển trên cành lớn.
Tùy thuộc vào giống và độ chín, quả ca cao khi thu hoạch sẽ có màu sắc khác nhau.
Trong mỗi quả có từ 25 - 40 hạt ca cao.
Bao quanh mỗi hạt ca cao là phần thịt màu trắng có vị ngọt lịm.
Bên trong một hạt ca cao tươi.
Sau khi thu hoạch, vỏ và phần thịt trắng sẽ bị loại bỏ, chỉ lấy hạt ca cao.
Hạt ca cao sẽ được đổ vào những thùng gỗ lớn rồi phủ lá chuối. Sau đó, chúng được để lên men trong 5 - 7 ngày. Qúa trình lên men rất quan trọng với hương vị của chocolate.
Lớp thịt màu trắng có vị ngọt còn sót lại bị lên men, biến thành chất lỏng chảy xuống dưới, để lại những hạt ca cao màu nâu. Trong quá trình lên men, nhiệt độ trong thùng ủ có thể lên tới 50 độ C.
Sau quá trình lên men, hạt ca cao sẽ được phơi nắng từ 7 -10 ngày.
Nông dân thường xuyên "xào" chúng bằng chân để đảm bảo hạt ca cao khô đều.
Sau khi sấy khô tự nhiên dưới ánh mặt trời, hạt ca cao được đóng vào bao tải rồi vận chuyển đến các nhà máy sản xuất chocolate khắp nơi trên thế giới.
Sau khi đến tay thợ làm chocolate, hạt ca cao được phân loại kỹ càng bằng tay. Hạt ca cao thối, sỏi đá, cành cây... sót lại trong quá trình len men sẽ được loại bỏ.
Với quy mô nhỏ lẻ, thợ làm chocolate thủ công sẽ nướng hạt ca cao bằng những chiếc lồng tự chế như thế này trong khoảng 20 phút
Hạt ca cao nướng sẽ được đập dập, sẩy... để loại bỏ vỏ.
Chỗ hạt ca cao sạch này đã sẵn sàng để nghiền nhỏ.
Hai bánh xe lớn bằng đá granite nặng khoảng 50kg quay đều và nghiền nhỏ hạt ca cao.
Khi cối xay granite quay, hạt ca cao vỡ bị nghiền nát. Ma sát trong quá trình này làm tan chảy bơ ca cao. Không phải ai cũng biết khoảng 50% trọng lượng của hạt ca cao chính là bơ ca cao, chúng tan chảy ở nhiệt độ khá thấp.
Ở giai đoạn này, thợ làm chocolate sẽ cho thêm đường mía, bột sữa hoặc lương hiệu tạo mùi vị.
Cối xay quay liên tục trong 2 ngày...
Gia nhiệt và chuyển động liên tục khiến chocolate trở nên mềm mịn, mượt mà hơn. Hương vị của nó cũng được phát triển, vị đắng giảm tự nhiên sẽ giảm xuống. Mỗi giống ca cao sẽ cho ra một loại hương vị khác biệt.
Sau khi đạt yêu cầu, chocolate được đổ ra những khuôn lớn đã bọc sẵn giấy dầu. Chúng tiếp tục được ủ trong vài tuần để phát triển thêm hương vị.
Thông thường, chocolate có 2 dạng chính: lỏng và rắn tùy nhiệt độ, rất may việc căn nhiệt độ đã có máy làm thay con người.
Thanh chocolate thành phẩm được sản xuất thủ công.
Trong thanh chocolate bán ngoài thị trường có thêm rất nhiều thành phần, tuy nhiên, hương vị nguyên thủy của chocolate đã cực kỳ đặc biệt rồi.
Ảnh chụp xưởng làm chocolate bé nhỏ của Dom.
Theo B.P
Trí thức trẻ