Hào quang rực rỡ của xe điện Trung Quốc: Từng lép vế, phải "dựa hơi" doanh nghiệp phương Tây nay hoàn toàn ngược lại
Trước đây, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cố tranh giành vị trí gian hàng của họ bên cạnh các thương hiệu đa quốc gia như Mercedes-Benz, nhưng giờ đây chính các công ty đa quốc gia lại muốn đặt gian hàng bên cạnh các thương hiệu xe điện Trung Quốc.
- 18-04-2023Xe điện Trung Quốc trỗi dậy: Bắt thương hiệu ngoại hoạt động dưới mác liên doanh, tự thiết kế, sản xuất từ A-Z khiến Porsche, BMW vỡ mộng bá chủ
- 11-04-2023Thảm khốc thị trường xe điện Trung Quốc: Đua nhau dìm giá, Tesla không lọt nổi vào top 10 sản phẩm giảm mạnh nhất
- 01-04-2023Sướng như khách của một hãng xe điện Trung Quốc: Chỉ mất 3 phút để đổi pin rồi đi tiếp, không bao giờ phải mất thời gian chờ sạc điện
Xe điện Trung Quốc trỗi dậy
Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài ở Trung Quốc đã nhắm mục tiêu đến phân khúc khách hàng ưa chuộng các thương hiệu sang trọng như vợ chồng anh Cao ở Thượng Hải. Tuy nhiên, bây giờ mọi thứ đã thay đổi.
Ben Cao và vợ Rachel đã đổi hai chiếc Porsche cũ thành một chiếc xe thể thao Porsche 911 chạy bằng xăng trị giá 2 triệu NDT và một chiếc xe điện. Đây là chiếc xe điện đầu tiên của họ, giá 490.000 NDT, là sản phẩm do một công ty Trung Quốc thiết kế và chế tạo.
" Ngồi trong một chiếc xe lý tưởng, cảm giác đầu tiên là sang trọng ", anh Cao, một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, nói với The New York Times (Mỹ).
Trung Quốc hiện đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nhà sản xuất ô tô điện trong nước như Li Auto, BYD, Nio và Xpeng Motors.
Nước này cũng là thị trường ô tô lớn nhất thế giới và các doanh nghiệp nội địa đang đánh bại các công ty đa quốc gia trước đây vốn hưởng lợi từ nền tảng khách hàng rộng lớn của Trung Quốc.
Những khách hàng như Cao, cũng như các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, đã đón nhận xe điện nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Sự trỗi dậy của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là một ví dụ khác về sự thống trị của Trung Quốc đối với lĩnh vực xe điện.
Trung Quốc hiện sản xuất và tiêu thụ - kể cả ở thị trường nước ngoài - hầu hết các loại xe điện trên thế giới.
Sự thống trị của Trung Quốc còn mở rộng ra toàn bộ chuỗi giá trị dành cho xe điện: Sản xuất hầu hết các động cơ điện của ô tô và tinh chế hầu hết các hóa chất được sử dụng cho pin lithium.
Trung Quốc thậm chí còn dẫn đầu trong việc phát triển pin natri, loại pin hứa hẹn sẽ là công nghệ thế hệ tiếp theo .
Năm ngoái, hơn 80% số xe điện bán ở Trung Quốc được sản xuất bởi các nhà sản xuất ô tô nội địa.
Mùa thu năm ngoái, số lượng xe chạy bằng xăng và điện được tiêu thụ mỗi tháng của doanh nghiệp Trung Quốc hơn hẳn các nhà sản xuất ô tô đa quốc gia.
Stephen W. Dyer, giám đốc điều hành Alix Partners ở Thượng Hải cho biết: "Các công ty đa quốc gia có thể sẽ tiếp tục mất thị phần tại Trung Quốc do sự tăng trưởng liên tục của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, đặc biệt là xe điện ".
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ như Tesla, được Trung Quốc hoan nghênh vào năm 2018 nhờ công nghệ, Bắc Kinh đã buộc các công ty nước ngoài phải hoạt động thông qua liên doanh với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Trong bốn thập kỷ qua, các công ty đa quốc gia đã đào tạo cả một thế hệ kỹ sư ô tô cho Trung Quốc — nhiều người trong số họ hiện đầu quân cho doanh nghiệp sản xuất xe điện nội địa.
Xe điện chiếm gần 1/4 thị trường Trung Quốc vào năm ngoái và dự kiến sẽ chiếm hơn 1/3 vào cuối năm nay, trong khi đó, tại thị trường Mỹ, doanh thu xe điện chỉ chiếm dưới 6%.
Ford đã bán được 1 triệu xe con và xe tải nhẹ tại Trung Quốc trong năm 2016 và 2017 nhưng chỉ bán được 400.000 chiếc vào năm ngoái.
Gã khổng lồ Hàn Quốc Hyundai đã bán được 1,8 triệu xe tại Trung Quốc vào năm 2016 nhưng chỉ bản được 385.000 xe vào năm ngoái.
General Motors (G.M), từng cạnh tranh với Volkswagen của Đức để giành vị trí dẫn đầu thị trường, đã chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm gần một nửa.
Tình hình của G.M. sẽ tồi tệ hơn nếu không nhờ vào hiệu quả hoạt động của liên doanh với Wuling. Wuling bán xe bán tải và xe tải nhỏ cực rẻ với giá từ 34.000 NDT đến 1,53 triệu NDT với tỷ suất lợi nhuận thấp.
Trong quý cuối cùng của năm 2022, thị phần của các nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc đã tăng lên 52% từ mức 47% một năm trước, chủ yếu là do doanh số bán xe điện tăng đột biến.
Thương hiệu bán chạy nhất là BYD. BYD hiện chiếm 10,3% thị phần ô tô Trung Quốc, tăng từ 2,1% cách đây 4 năm và đang thay thế Volkswagen trở thành công ty dẫn đầu thị trường tại Trung Quốc.
Volkswagen cũng bị mất thị phần, mặc dù ít hơn hầu hết các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
Có thông tin cho hay, Volkswagen quan tâm đến thị trường Trung Quốc đến mức đã thuê hai chuyến bay từ Đức đến Thượng Hải để đưa các thành viên hội đồng quản trị của Tập đoàn Volkswagen và các thương hiệu VW, Audi và Porsche đến triển lãm ô tô Thượng Hải.
Doanh nghiệp nước ngoài đang lép vế
Tesla, hãng chỉ bán ô tô điện, gần đây tăng trưởng chậm hơn so với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc, khiến hãng này phải giảm giá.
Điều đó đã tạo ra một làn sóng giảm giá. Nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua xe vẫn đang chờ xem liệu chính sách trợ giá xe điện hay giảm thuế mua xe có tiếp tục hay không.
Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội Thông tin Thị trường Xe Trung Quốc cho biết: “Sự sụt giảm chỉ diễn ra trong ngắn hạn vì doanh số bán hàng yếu là do giá hỗn loạn trong tháng 3”.
Các công ty đa quốc gia bao gồm Volkswagen và G.M. đã giới thiệu những chiếc ô tô điện trông giống như những mẫu xe chạy bằng xăng của họ, với hy vọng đạt được sự chuyển đổi dần dần.
Nhưng thay vào đó, người tiêu dùng Trung Quốc lại hướng tới những chiếc xe điện có ngoại thất và nội thất hào nhoáng nhất hiện có.
Anh Cao, một người đam mê Porsche, cho rằng hầu hết thiết kế của các hãng xe hơi đa quốc gia đều buồn tẻ và nhàm chán.
" Chúng còn thua xa [xe Trung Quốc], cho dù đó là Mỹ hay Đức. Chúng thậm chí quá lỗi thời ", anh nói.
Thời trang xe hơi thay đổi nhanh chóng ở Trung Quốc. Anh Cao cho biết, anh đang hoạt động trong một câu lạc bộ gồm 350 thành viên gồm những người Trung Quốc mua phiên bản Sport Turismo của chiếc sedan Porsche Panamera, và anh biết ít nhất 50 người khác, giống như anh, đang mua chiếc xe điện đa dụng Li Auto L9.
Li Auto L9 có một động cơ xăng nhỏ dự phòng để sạc bộ pin khổng lồ của xe nhưng bản thân động cơ không cung cấp năng lượng để lái xe.
Anh Cao cho biết có thể động cơ dự phòng này không hữu dụng với anh. Kế hoạch của anh là sử dụng chiếc xe này đi trong thành phố Thượng Hải vào ban ngày và sạc pin tại nhà vào ban đêm.
Còn nếu đi đến các thành phố khác mất nhiều thời gian hơn, anh sẽ chọn đi máy bay hoặc tàu cao tốc.
Ngay cả chiến lược chọn gian hàng tại triển lãm như Shanghai Auto Show (18/4-27/4) cũng đã thay đổi.
Trước đây, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cố đặt vị trí gian hàng của họ bên cạnh các thương hiệu đa quốc gia như Mercedes-Benz, với hy vọng rằng khách hàng Trung Quốc đổ xô đến các thương hiệu đa quốc gia có thể chú ý đến các thương hiệu nội địa.
Bill Russo, cựu giám đốc điều hành các hoạt động của Chrysler tại Trung Quốc cho biết, ngược lại, giờ đây các công ty đa quốc gia muốn đặt gian hàng bên cạnh các thương hiệu xe điện Trung Quốc.
Ông nói: “[ Doanh nghiệp nước ngoài] muốn gần gũi hơn với họ - các công ty Trung Quốc có những chiếc xe điện chạy bằng pin nổi bật nhất. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài bây giờ không còn hào quang như trước nữa".
Nhịp sống thị trường