Hệ lụy biểu tình kéo dài, khách Hong Kong đến Việt Nam giảm mạnh
Trước khi biểu tình xảy ra, khách du lịch quốc tế từ Hong Kong tăng trưởng rất tốt trong quý I, đỉnh điểm tháng 2 lượng khách tăng tới hơn 25%.
- 19-08-2019Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Úc
- 18-08-2019Việt Nam hưởng lợi lớn nhất từ "Vành đai và Con đường"?
- 18-08-2019Ai là thủ phạm chính nếu suy thoái toàn cầu xảy ra?
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý I/2019, khách du lịch từ Hong Kong tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng tháng 2 tăng tới 25,5%.
Tuy nhiên, sau khi cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ bùng nổ tại Hong Kong vào 31/3/2019, lượng khách từ vùng lãnh thổ này đến Việt Nam đã nhanh chóng suy yếu. Ngay trong tháng 4 đã giảm 27,1%, tháng 5 giảm 19,6%, tháng 6 và tháng 7 giảm sâu lần lượt 49,5% và 50,3%.
Khoảng hơn ba tháng trước, người dân Hong Kong đã bắt đầu các cuộc biểu tình phản đối một đạo luật đề xuất dẫn độ người dân từ sang Trung Quốc đại lục. Các nhóm nhân quyền đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào trái phép vào các vấn đề của Hồng Kông. Các nghệ sĩ và nhà văn tuyên bố rằng họ đang chịu rất nhiều áp lực của việc tự kiểm duyệt.
Những người biểu tình đã yêu cầu rút hoàn toàn dự luật dẫn độ vì lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng nó để nhắm vào kẻ thù chính trị và làm xói mòn các quyền dân sự mà người Hong Kong được hưởng.
Ngày 26/7/2019, hàng trăm người biểu tình trong đó có cả tiếp viên, nhiều lao động ngành hàng không và và Hiệp hội tiếp viên hàng không Cathay Pacific tập trung ở sân bay quốc tế Hồng Kông (HKIA).
Người dân tập trung ở một trong những sân bay năng động nhất châu Á để nâng cao nhận thức về phong trào dân chủ đang diễn ra và tiếp tục phản đối dự luật sửa đổi "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự". Cuộc biểu tình vẫn diễn ra cho dù Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng dự luật "đã chết".
Cảng vụ hàng không này đã dẹp bớt ghế để nhường chỗ cho người biểu tình, và đánh dấu các khu vực cấm. An ninh và nhân viên bổ sung đã được triển khai.
Những người biểu tình đội mũ bảo hộ ngồi la liệt tại khu vực sảnh đón khách ủa Nhà ga số 1 ở sân bay, giơ các khẩu hiệu phản đối, đòi rút hoàn toàn dự luật dẫn độ sửa đổi. Một số còn hô to khẩu hiệu "Hong Kong tự do" và "Chào mừng bạn đến Hong Kong, hãy bảo trọng". Số khác còn phát tờ rơi cho các hành khách tại sân bay bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Nhật và tiếng Trung giản thể để giải thích về những gì đang diễn ra tại đây.
Việc đóng cửa sân bay không chỉ ảnh hưởng đến khách du lịch đến Hong Kong mà còn cả người Hong Kong đi nước ngoài. Công ty dữ liệu hàng không VariFlight của Trung Quốc cho biết khoảng 200 chuyến bay đã bị ảnh hưởng bởi quyết định đóng cửa, một số máy bay trong số này vẫn được hạ cánh xuống sân bay Hong Kong.
Theo website của sân bay Hong Kong, trong ngày 13/8, Việt Nam có 21 chuyến bay bị hoãn và hủy cho hành trình đến và đi tại sân Hong Kong International Airport. Trong đó có 11 chuyến hủy và 10 chuyến hoãn của 7 hãng hàng không, gồm: Jetstar Pacific, Vietnam Airlines, Cathay Dragon, Cathay Pacific, Vietjet Air, HK Express, Hong Kong Airlines.
Trước đó, tại đây có khoảng 180 chuyến bay tới Hong Kong bị hủy sau khi hơn 5.000 người biểu tình tràn vào một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới chiều 12/8. Khoảng 45 máy bay đang trên đường tới Hong Kong cũng phải đổi hướng và hạ cánh xuống nơi khác.