Hệ sinh thái ngành bánh và cơ hội của thương hiệu Việt
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường đồ ngọt giàu tiềm năng của khu vực. Các thương hiệu cung cấp nguyên - phụ liệu cho thị trường này nói chung, ngành bánh nói riêng tại Việt Nam đang có cơ hội để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu khi sở hữu một hệ sinh thái ngành toàn diện.
Việt Nam - thị trường tiềm năng hàng đầu khu vực châu Á
Việt Nam được cho là một trong những thị trường bánh kẹo có tiềm năng hàng đầu khu vực Châu Á, với doanh thu ước đạt 8,5 tỷ USD năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17%.
Cơ hội cho thương hiệu Việt trong mảng nguyên liệu ngành bánh
Hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành bánh trong nước vẫn chủ yếu đến từ nhập khẩu nước ngoài. Đây chính là cơ hội đầy tiềm năng để các thương hiệu Việt trong mảng nguyên liệu ngành bánh nắm lấy và vươn lên trở thành người dẫn đầu.
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành bánh made in Vietnam đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp đa dạng các mặt hàng nguyên phụ liệu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế.
Thông thường, một món bánh hay đồ uống khi đưa ra thị trường phải đáp ứng được 3 tiêu chí: Ngon, đẹp và an toàn. Để đảm bảo được cả 3 yếu tố này, đòi hỏi các nhà sản xuất phải có được nguồn nguyên liệu chất lượng cùng những các yếu tố cộng hưởng khác thì mới có thể trụ vững được trong cuộc chiến khốc liệt này.
Tuy nhiều cạnh tranh, song thị trường cung cấp nguyên-phụ liệu vẫn rất cởi mở và tiềm năng, cụ thể: Nguyên liệu cho ngành bánh (tốc độ tăng trưởng 10-15%/ năm) và nguyên liệu cho pha chế (tốc độ tăng trưởng 30-45%/năm).
Dấu ấn tiên phong
Cho đến đầu những năm 1990, bánh kem với đại đa số người Việt vẫn là điều gì đó rất "lạ lẫm". Thời kỳ đó, có rất ít tiệm bánh và hầu như không có tiệm bánh nào bán bánh kem. Vài năm sau đó, bánh kem mới bắt đầu phổ biến, và lúc này kem làm bánh (kem topping) bị độc quyền bởi thương hiệu ngoại.
Đến năm 2007, với sự đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến nhất tại thời điểm đó, Nhất Hương trở thành doanh nghiệp Việt tiên phong trong đầu tư xây dựng và vận hành thành công nhà máy sản xuất kem trang trí bánh. Cho đến hiện tại, nhà máy Nhất Hương được hoàn thiện và mở rộng với 3 phân khu: Khu sản xuất kem trang trí bánh và kem pha chế; khu sản xuất bột làm bánh trộn sẵn; khu sản xuất đế bánh đông lạnh.
Nhất Hương Group xây dựng và vận hành thành công nhà máy kem trang trí bánh tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc người Việt có thể sản xuất kem làm bánh - một trong những nguyên liệu khó trong ngành thực phẩm.
Được trang bị cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ hiện đại và đạt chứng nhận ISO 22000:2018, HACCP, các sản phẩm do Nhất Hương sản xuất lần lượt ra đời và được sự đón nhận của thị trong nước và được chào đón tại các thị trường quốc tế như: Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Thành công nhờ tiên phong sở hữu hệ sinh thái ngành bánh và lòng tự hào thương hiệu Việt.
Nhất Hương đã có khởi đầu đầy khó khăn: "Những ngày đầu khi mở ra nhà máy chúng tôi thực sự rất vất vả. Mọi người ngờ vực đặt câu hỏi: Làm sao Việt Nam có thể sản xuất được kem trang trí bánh - một mặt hàng vốn rất khó trong hệ nhũ kem không sữa. Đã có những lúc tôi rơi vào khủng hoảng, phải đối đầu với quá nhiều khó khăn và thách thức…". - Bà Vũ Thị Hoài Sơn - CEO Nhất Hương Group chia sẻ.
Bà Vũ Thị Hoài Sơn - CEO Nhất Hương Group chia sẻ tại Lễ công bố định vị và hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Nhất Hương Group
Với mong muốn khẳng định tài năng của người Việt, Nhất Hương đã bền bỉ từng bước cải tiến sản phẩm. Yếu tố then chốt để tạo nên thành công của Nhất Hương ngày hôm nay, là chạm được vào tinh thần tự hào dân tộc của các nhà phân phối, đại lý.
Ra đời năm 1998, đến nay Nhất Hương đã trở thành thương hiệu Việt uy tín hàng đầu trong ngành. Sau 26 năm hình thành và phát triển, giờ đây Nhất Hương Group đã là một hệ sinh thái vững chắc gồm: Sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành bánh và pha chế; trung tâm đào tạo và dạy nghề làm bánh; siêu thị phân phối các nguyên phụ liệu và dụng cụ làm bánh, pha chế. Nhất Hương Group hiện sở hữu 3 công ty, 7 chi nhánh, 2 nhà máy, 2 hệ thống siêu thị (mỗi hệ thống có 07 chi nhánh), 1 trung tâm đào tạo (với 2 cơ sở chính tại TP.HCM và Hà Nội), sản xuất hơn 500 mã sản phẩm, xuất khẩu đi gần 20 quốc gia, tạo dựng được mạng lưới hơn 200 nhà phân phối, đại lý và các cơ sở bán lẻ với 15.000 khách tiêu dùng là các tiệm bánh và quán cafe, trà sữa…
Theo nghiên cứu của iPOS.vn, năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023. Với đà tăng trưởng này của thị trường F&B, ngành nguyên liệu bánh Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục có những bước phát triển ấn tượng.
Tuy nhiên, miếng bánh sẽ có thể bị chia lại khi các doanh nghiệp của Trung Quốc "đổ bộ" trong thời gian tới. Bà Vũ Thị Hoài Sơn - CEO Nhất Hương Group trong toạ đàm ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới của doanh nghiệp mình đã chia sẻ: "Tôi khá lo lắng cho tương lai của ngành bánh chúng ta. Cứ nhìn sang ngành trà sữa hay cafe thì sẽ thấy thị trường của Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt bởi những người hàng xóm có trình độ quản lý và tài chính vững mạnh."
Các diễn giả chia sẻ về tổng quan ngành công nghiệp bánh tại Việt Nam và giải pháp nâng tầm thương hiệu, giúp doanh nghiệp cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài và đưa thương hiệu Việt vươn tầm ra thế giới.
Ngay cả với những doanh nghiệp tiên phong như Nhất Hương trước bối cảnh cạnh tranh mới cũng không thể chủ quan. Ngoài không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mới đây họ cũng đã đổi mới toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, để xứng tầm vị thế của một doanh nghiệp tiên phong trong ngành; đánh dấu bước chuyển mình của một doanh nghiệp với bề dày gần 3 thập kỷ gây dựng và phát triển; thể hiện khát vọng chinh phục những đỉnh cao mới.
Thương hiệu Việt, bản sắc Việt, chất lượng chuẩn quốc tế, đó là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp Việt muốn duy trì vị thế của mình trên thị trường ngày càng cạnh tranh.
Phụ nữ số