MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiện tượng lạ: Không chỉ các tập đoàn đa quốc gia, chính các công ty Trung Quốc cũng đứng trước sức ép phải chuyển dịch ra nước ngoài

18-04-2023 - 06:41 AM | Tài chính quốc tế

Hiện tượng lạ: Không chỉ các tập đoàn đa quốc gia, chính các công ty Trung Quốc cũng đứng trước sức ép phải chuyển dịch ra nước ngoài

Công ty Vanward đã quyết định chuyển một số nhà máy ở miền Nam Trung Quốc sang Ai Cập và Thái Lan, bất chấp điều đó gây khó khăn cho việc vận hành.

Một trong những nhà sản xuất bình nóng lạnh lớn nhất Trung Quốc cho biết các khách hàng từ Mỹ đang yêu cầu công ty phải chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì lo ngại căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Lu Yucong, Chủ tịch Guangdong Vanward New Electric, đổ lỗi cho chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy ở Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. “Một số công ty Mỹ có những yêu cầu đặc biệt để có thể tiếp tục hợp tác. Trong đó có chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, sang những nước như Thái Lan và Việt Nam”, Lu nói.

Không chỉ các công ty nước ngoài mà cả các công ty Trung Quốc cũng đang đứng trước sức ép phải thay đổi chuỗi cung ứng.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đang đánh giá lại các hoạt động trên toàn cầu sau một loạt sự kiện diễn ra gần đây như xung đột Ukraine, đại dịch và căng thẳng Mỹ-Trung. Họ cũng ngày càng lo ngại về mối quan hệ Nga-Trung Quốc và nguy cơ bị trừng phạt.

Theo nhận xét của Lu, hiện này gia tăng mạnh trong 2,3 năm gần đây. Không chỉ Mỹ mà cả các nước châu Âu cũng đang có hành vi chống lại toàn cầu hóa. Đó chính là chủ nghĩa bảo hộ. Công ty có doanh thu hàng năm đạt khoảng 1 tỷ USD của ông cũng bị ảnh hưởng nặng bởi việc tăng thuế đánh vào hàng hóa “made in China”.

“Khách yêu cầu chúng tôi chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì tất cả đều cảm thấy chi phí không thể giảm xuống thêm được nữa [do thuế tăng lên]. Đó là cách chúng tôi đánh mất lợi thế cạnh tranh và người mua cũng không thể chấp nhận điều đó”.

Vanward đã quyết định chuyển một số nhà máy ở miền Nam Trung Quốc sang Ai Cập và Thái Lan, bất chấp điều đó gây khó khăn cho việc vận hành.

“Chi phí nhân công ở Thái Lan có thể rẻ hơn, nhưng ở đó chuỗi cung ứng không phát triển như ở Trung Quốc. Mục tiêu chính của việc dịch chuyển là tránh các rủi ro liên quan đến xung đột thương mại Mỹ - Trung”, Lu bổ sung thêm.

Năm vừa qua, nhiều công ty như hãng bán lẻ quần áo Mango cho biết đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc. Bản thân các công ty Trung Quốc cũng lên kế hoạch mở nhà máy mới ở Đông Nam Á, ví dụ như công ty dệt may Luthai Texttile và nhà sản xuất lốp xe Jiangsu General Science Technology.

Tại hội chợ điện tử tiêu dùng toàn cầu tổ chức tại Hong Kong tuần trước, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã đẩy mạnh quảng bá với khách hàng rằng họ có cả nhà máy ở Việt Nam và một số nước khác.

Trong báo cáo môi trường kinh doanh năm 2023, Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết 24% thành viên tham gia khảo sát của họ đang xem xét hoặc đã bắt đầu chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, tăng 10% so với năm trước.

Tham khảo Financial Times


Tú Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên