H&M Việt Nam mai khai trương rồi, bạn đã biết 12 bí mật thú vị về thương hiệu này chưa?
Thời điểm khai trương H&M Việt Nam đã cận kề lắm rồi, bạn có chắc mình đã nắm rõ những bí mật của thương hiệu bình dân đình đám này chưa?
- 01-08-2017Đằng sau thành công của H&M, IKEA là bí quyết sống kinh điển người Thụy Điển: Sống vừa phải, không ganh đua, nhưng vẫn phong lưu hết mực
- 27-07-2017"Thời trang ăn liền" kiểu Zara vs H&M: Ai đang hụt hơi, ai đang dẫn trước?
- 26-07-2017Kỳ phùng địch thủ của Zara, không sở hữu nhà máy nào vẫn "xâm chiếm" toàn thể giới, H&M đã làm gì với chuỗi cung ứng của họ?
Chỉ còn 1 ngày nữa, H&M sẽ chính thức khai trương store đầu tiên tại Việt Nam. Các tín đồ thời trang Việt hẳn đang đếm ngược từng giờ để có thể "tung hoành" trong không gian bề thế rộng hơn 2.000 mét vuông của H&M tại TTTM Vincom Đồng Khởi, Sài Gòn. Trong lúc chờ đến giờ G, có lẽ chúng ta nên cùng điểm qua những điều thú vị về thương hiệu thời trang bình dân hàng đầu thế giới này một chút nhỉ? Đảm bảo là không ít điều trong số đó sẽ làm bạn phải ngạc nhiên đấy!
1. H&M đã tròn 70 cái xuân xanh
Cửa hàng đầu tiên của H&M được mở vào năm 1947, cách đây đúng 70 năm tại Västerås, Thụy Điển và chuyên bán đồ dành cho nữ.
2. Ban đầu H&M có tên là Hennes
Ban đầu, H&M vốn có tên là Hennes - có nghĩa là "của cô ấy" trong tiếng Thụy Điển, vì khi ấy hãng chỉ bán đồ nữ. Vào năm 1968, nhà sáng lập Erling Persson đã mua lại Mauritz Widforss, một thương hiệu chuyên bán đồ đi săn, đồ đi câu. Kể từ đó, cái tên Hennes đã được đổi thành Hennes & Mauritz, viết tắt là H&M và bắt đầu bán cả đồ nam.
3. Tiết mục "quẩy" truyền thống của nhân viên H&M
Đã thành truyền thống, mỗi khi một cửa hàng H&M mới được mở, toàn bộ nhân viên tại cửa hàng đó sẽ chiêu đãi khách hàng một màn "quẩy" đặc biệt trước khi cắt ruy băng chính thức mở cửa hàng. Liệu cửa hàng H&M Việt Nam có làm như vậy vào buổi khai trương cận kề hay không, chúng ta hãy cùng chờ xem.
4. Ngay cả CEO cũng phải làm việc tại cửa hàng
Karl-Johan Persson, chủ tịch kiêm CEO của H&M.
Trong quy định làm việc của H&M ghi rõ bất cứ nhân viên nào, dù ở cấp bậc nào cũng đều phải làm việc tại cửa hàng ít nhất 2 ngày trong 1 năm. Điều đó có nghĩa là cả lãnh đạo cấp cao như CEO cũng phải "lao động" như các nhân viên khác trong ít nhất 2 ngày. Karl-Johan Persson, chủ tịch kiêm CEO của H&M từng tiết lộ một mùa hè nọ ông đã có mặt tại cửa hàng H&M Thụy Điển, làm quen với việc tháo chip chống trộm khỏi quần áo, gấp quần áo cho đẹp và cho đồ vào túi giấy cho khách.
5. H&M là nhà tiêu thụ cotton hữu cơ lớn nhất thế giới
H&M là thương hiệu sử dụng nhiều vải cotton hữu cơ nhất. Vải cotton hữu cơ được tạo ra bởi quá trình canh tác tự nhiên, không có sự can thiệp của thuốc trừ sâu, phân bón hay bất cứ chất hóa học nào, do đó dù có giá thành cao hơn nhưng loại vải này lại thân thiện với môi trường.
6. H&M còn có nhiều anh chị em khác nữa
Nhà đông con lắm chứ không neo người đâu nhé!
Ngoài thương hiệu chủ lực H&M, tập đoàn H&M còn sở hữu nhiều thương hiệu bình dân khác bao gồm COS, & Other Stories, Monki, Weekday Cheap Monday và ARKET.
7. H&M hiện có hơn 4.000 cửa hàng trên toàn thế giới
Tính đến tháng 5/2017, H&M đã có tổng cộng 4.087 cửa hàng trải dài trên 66 quốc gia.
8. H&M là nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới
Tòa nhà trụ sở H&M tại Stockholm, Thụy Điển.
... Chỉ sau Inditex, công ty mẹ của Zara mà thôi.
9. H&M đã từng đến với Olympics
H&M đã tài trợ trang phục cho đội tuyển Olympic và Paralympics Thụy Điển tại Olympics Mùa Đông và Paralympics 2014 cũng như Olympics Mùa Hè và Paralympics 2016.
10. Bộ sưu tập hợp tác sẽ giảm giá sau 1 tuần
Hằng năm, H&M đều hợp tác với một thương hiệu cao cấp để cho ra lò BST collab đặc biệt. Nếu BST này không "cháy hàng" hoàn toàn thì một tuần sau đó, phần còn lại sẽ được giảm giá và đây là thời điểm vàng để bạn ghé thăm cửa hàng, nhỡ đâu lại vớ được đồ đẹp giá hời.
11. Coupon giảm giá bất thình lình
Thi thoảng, H&M sẽ ngẫu hứng gửi cho khách mua hàng online lần đầu coupon giảm giá lên đến 30% để khuyến khích khách mua thêm, và mức giảm này được áp dụng với toàn bộ mặt hàng!
12. Thời gian lý tưởng nhất để mua đồ tại H&M
Không nói đến mùa giảm giá, thời điểm mua sắm khôn ngoan nhất tại cửa hàng H&M là vào thứ 2 và thứ 5 vì đây là 2 ngày nhập hàng mới. Đối với mua sắm online thì thứ 5 cũng là ngày tuyệt nhất bởi cứ 8h sáng thứ 5, hàng sẽ được bổ sung vào kho.
Tổng hợp
Trí thức trẻ