MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa

16-08-2023 - 10:18 AM | Bất động sản

Đối với phương án bố trí 40 sân golf thời gian tới của Hòa Bình, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị rà soát, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Quy hoạch khoảng 40 sân golf lớn nhỏ khác nhau

Cổng thông tin Quy hoạch Quốc gia đã đăng tải Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định . Cụ thể, trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này đưa ra kế hoạch phát triển sân golf và định hướng không gian sử dụng đất cho phát triển kinh tế ban đêm.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030 có 21 sân golf dự kiến được phát triển trên địa bàn tỉnh , chủ yếu tập trung tại khu vực TP Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi với tổng diện tích là 2.611 ha; giai đoạn 2031 - 2040 phát triển thêm 10 sân golf, và đến năm 2050 tiếp tục phát triển thêm 10 sân golf. Tổng số đạt khoảng 40 sân golf lớn nhỏ khác nhau.

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa - Ảnh 1.

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa - Ảnh 2.

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa - Ảnh 3.

Trong đó, một số sân golf được tỉnh đề xuất ưu tiên thu hút đầu tư như: Dự án sân golf tại xã Hợp Thành, TP Hòa Bình với diện tích 85 ha, tổng vốn đầu tư 414 tỷ đồng; sân golf tại xã Yên Mông, TP Hòa Bình (85 ha, 414 tỷ đồng); sân golf tại xã Độc Lập, TP Hòa Bình (85 ha, 414 tỷ đồng);...

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa - Ảnh 4.

Tuy nhiên, Báo cáo Thẩm định Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch nêu rõ, đối với định hướng phát triển sân golf : Luận chứng phương án phát triển đối với từng sân golf, rà soát bảo đảm đáp ứng quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ; Cần phân tích về nhu cầu, tính cạnh tranh, lợi thế về quỹ đất và tính hiệu quả, khả thi trong việc phát triển sân golf với số lượng quá lớn (giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch 21 sân golf và đến năm 2050 thêm 19 sân golf), nhất là phát triển nhiều sân golf trong bối cảnh Hòa Bình cùng các tỉnh trong vùng TD&MNPB có nhiệm vụ giữ rừng, điều tiết nước đã được Bộ Chính trị xác định rõ tại Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 10/02/2022.

" Thủ phủ golf" cam kết không sử dụng đất rừng, đất lúa

Đối với phương án bố trí 40 sân golf đề nghị rà soát, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo đảm tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đã được Thủ tướng Chính phủ phân bố tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022; đồng thời so với số lượng sân golf của các tỉnh khác trong vùng để thấy rõ tỉnh tổng thể của chuỗi các sân golf.

Hòa Bình muốn làm 'thủ phủ golf', quy hoạch 40 sân golf không dùng đất rừng, đất lúa - Ảnh 5.

Hòa Bình xác định sẽ đưa địa phương trở thành điểm đến sinh thái và nghỉ dưỡng, với kế hoạch phát triển thêm 15 sân golf trong giai đoạn 2021-2030, trở thành

Hồi cuối tháng 10/2022, tại Hội thảo tham vấn Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình xác định sẽ đưa địa phương trở thành điểm đến sinh thái và nghỉ dưỡng, với kế hoạch phát triển thêm 15 sân golf trong giai đoạn 2021-2030, trở thành “Thủ phủ Golf” .

Dù trước đó địa phương này liên tục hủy quyết định điều chỉnh quy hoạch sân golf như sân golf Hòa Bình với diện tích 393ha, hay chấm dứt hoạt động của dự án Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng và sân golf Yên Thủy tại xã Hữu Lợi và thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy do CTCP Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư có quy mô hơn 150ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.883 tỷ đồng.

Theo Lộc Liên

Tiền phong

Trở lên trên