Hoàn thiện hạ tầng: OCB sẵn sàng cho xu hướng số hóa ngân hàng
Năm ngoái 95% khách hàng của OCB sử dụng ứng dụng OCB OMNI và tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Con số này thể hiện sự thay đổi trong tư duy của người dùng và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng từ phía những sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi.
- 05-11-2019Tổng Giám Đốc OCB: Sớm áp chuẩn Basel II giúp ngân hàng có được rào chắn rủi ro
- 04-11-2019Trải nghiệm tính năng ngân hàng số OMNI của OCB
Chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu của ngành ngân hàng nói riêng và sự ích lợi cho nền kinh tế, nhân dân nói chung. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018, ngành Ngân hàng là một trong những ngành chủ động đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh. Công nghệ được xem là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh mới khi kinh tế số phát triển, xu hướng thanh toán điện tử tăng nhanh.
Các chuyên gia tài chính nhận định: Chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tiềm năng ngân hàng số VN là rất lớn do tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh đang gia tăng và dân số trẻ rất nhanh nhạy với công nghệ.
Xu hướng về số hóa ngân hàng
Theo ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) hiện tại đã có nhiều ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như: Áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS...
Đến nay đã có 24 ngân hàng, 9 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán QR Code; toàn thị trường có hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code...
Đi kèm với đó là hạ tầng thanh toán cũng phát triển mạnh. Tính đến cuối quý I/2019, cả nước có 18.668 máy ATM, 261.705 máy POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trong quý đầu năm, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền 171.000 tỷ đồng.
Song song với đó, các ngân hàng cũng nâng cao khả năng thu thập và xử lý dữ liệu, ứng dụng Big data, AI để cải thiện quy trình quản trị, nâng cao trải nghiệm khách hàng; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới.
Cơ cấu dân số trẻ và năng động chính là tiền đề để các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nếu như không muốn bị thị trường bỏ lại phía sau. Không chỉ ngân hàng quy mô lớn, mà ngay cả các ngân hàng nhỏ, thậm chí một số ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn cả về nguồn lực, vốn đầu tư… nhưng vẫn chủ động ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ. Điều này đã tạo ra xu hướng số hóa rộng khắp trong lĩnh vực ngân hàng.
Số hóa ngân hàng không chỉ công nghệ mà còn phải là nâng cao trải nghiệm người dùng
Nhập cuộc với xu hướng số hóa, Ngân hàng Phương Đông (OCB) liên tục công bố những sản phẩm, tiện ích mới dựa trên chiến lược số hóa toàn diện các hoạt động ngân hàng. Động thái này cũng nằm trong kế hoạch dài hạn của OCB nhằm gia tăng trải nghiệm ngân hàng, giúp khách hàng giao dịch, thanh toán, tận dụng các tiện ích tài chính hiệu quả và thuận tiện hơn.
Hiện tại OCB đang cung cấp cho khách hàng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thông qua dịch vụ ngân hàng số OCB OMNI dựa trên 3 nền tảng công nghệ bao gồm: Ngân hàng hợp kênh, nền tảng tích hợp và số hóa quy trình nội bộ và nền tảng phân tích Analytics.
Ông Sanjay Chakrabarty - Phó tổng giám đốc OCB cho biết: OCB đã ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của ngân hàng, nhất là trong các nền tảng giao dịch, thanh toán từ lâu. Các dòng thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử và các hợp tác sâu rộng với đối tác công nghệ, Fintech, bao gồm cả những đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian. Có thể nói về công nghệ, sản phẩm và dịch vụ chúng tôi đều đã hoàn thiện.
Năm ngoái 95% khách hàng của OCB sử dụng ứng dụng OCB OMNI và tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Con số này thể hiện sự thay đổi trong tư duy của người dùng và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng từ phía những sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi.
"Với OCB OMNI bạn có thể trả tiền điện nước, đóng học phí, trả viện phí, trả góp vay mua nhà... chỉ qua một nút chạm. Điều này tạo sự thuận tiện tối đa, giúp khách hàng tiếp cận và hình thành thói quen thanh toán không tiền mặt dễ dàng. Thú vị hơn nữa là các giao dịch trên mọi nền tảng của chúng tôi, từ website, ứng dụng cho đến cả thực hiện tại quầy, đều liền mạch, không gián đoạn..."
Trả lời câu hỏi: OCB đang triển khai các giải pháp nào giúp khách hàng trải nghiệm tốt hơn trên cả môi trường trực tuyến và tại quầy? Ông Sanjay Chakrabarty cho biết: Hầu như trong mỗi cuộc họp ban điều hành OCB đều đặt vấn đề làm thế nào để khách hàng cảm thấy tốt hơn sau mỗi lần cập nhật công nghệ hay sản phẩm dịch vụ. Chính điều đó sẽ giúp họ thích giao dịch điện tử, gắn bó và đồng hành với ngân hàng. Đồng thời làm cơ sở để chúng tôi phục vụ nhiều khách hàng hơn, trong phạm vi rộng lớn hơn.
"Để làm được điều đó, chúng tôi triển khai đồng loạt các giải pháp tổng thể, bao gồm tối ưu hóa hoạt động chi nhánh. Cùng với đó chúng tôi xây dựng mạng lưới ATM, POS để hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán không tiền mặt mọi nơi. Thông qua hợp tác với các đối tác, chúng tôi mang đến những ưu đãi giá trị cao cho khách hàng như hoàn tiền, tặng điểm thưởng, khuyến mãi giảm giá…".
Bên cạnh đó, Ngân hàng số OCB OMNI còn song hành như một người bạn, giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu về tài chính, bao gồm cả đầu tư, bảo hiểm, các tiện ích dịch vụ thường ngày.
Với chiến lược số hóa nhằm phục vụ cao nhất trải nghiệm người dùng, gần đây, OCB vừa được công nhận giải thưởng Ngân hàng bán lẻ được tin dùng, thuộc Top 100 sản phẩm/dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam 2019, theo chủ đề "Trải nghiệm người dùng – Khác biệt để cạnh tranh" tại lễ trao giải vừa diễn ra hôm 15/11, theo kết quả từ sự bầu chọn của hàng trăm ngàn người tiêu dùng trên toàn quốc.