Hoạt động nào dễ khiến bạn nhiễm COVID-19 nhất: Không phải đi chợ hay đổ xăng, đây mới là việc làm có nguy cơ cao nhất
Theo tiến sĩ Diana Fite, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Texas, cho biết: Có lẽ nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng sự thật là việc mua sắm đồ tạp hóa hay là đổ xăng có rất ít rủi ro mắc bệnh.
- 02-05-2021Nhãn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH vẫn "sống khỏe" giữa đại dịch COVID-19: Tất cả dựa vào yếu tố đặc biệt này!
- 29-04-2021Trước tình hình dịch Covid-19, 2 trường đại học đầu tiên ở Hà Nội thông báo cho sinh viên học trực tuyến
- 29-04-2021Vì sao ca mắc Covid-19 ở Hà Nam về nhà mới có kết quả dương tính? Chuyên gia chỉ ra 2 khả năng
Những ngày vừa qua, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Tính đến chiều ngày 5/5, toàn cầu đã ghi nhận 154 triệu ca mắc COVID-19. Tại Việt Nam, tình hình dịch cũng có nhiều chuyển biến khó lường khi các tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc liên tục ghi nhận ca mắc mới. Trong bối cảnh này, mỗi người đều nên cập nhật những thông tin mới về dịch, đồng thời tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hoạt động nào dễ khiến bạn nhiễm COVID-19 nhất?
Mới đây, các bác sĩ trong nhóm chuyên gia COVID-19 và Ủy ban Bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Y khoa Texas (TMA) Mỹ đã lập ra một danh sách để xếp hạng xem những hoạt động nào trong ngày dễ lây nhiễm COVID-19 nhất.
Theo tiến sĩ Diana Fite, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Texas, cho biết: Có lẽ nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng sự thật là việc mua sắm đồ tạp hóa hay là đổ xăng có rất ít rủi ro mắc bệnh. "COVID-19 thường không tồn tại lâu trên bề mặt kim loại. Vì vậy, không có nhiều cơ hội để nó có thể lây bệnh ở đây", Tiến sĩ Fite nói.
Mặt khác, Tiến sĩ Fite nói rằng những việc như tập thể dục tại phòng tập thể dục, đi ra ngoài quán bar, hoặc thậm chí đi nhà thờ có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm virus Corona chủng mới cao hơn. Tiến sĩ Fite cho hay, đã có dữ liệu cho thấy việc thực hiện các hoạt động ở khu vực kín, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những ngày vừa qua, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. (Ảnh: Xinhua)
Mức độ nguy cơ theo thang 1-10 điểm cụ thể như sau:
Nhìn vào bảng có thể thấy:
- Các hoạt động có nguy cơ thấp nhiễm COVID-19 là: Mở bưu kiện, bưu phẩm; Mua đồ ăn mang về; Bơm xăng; Chơi tennis; Đi cắm trại.
- Các hoạt động có nguy cơ nhiễm COVID-19 trung bình thấp: Đi chợ, đi mua sắm đồ tạp hóa; đi dạo, chạy bộ hoặc đạp xe với người khác; Chơi gôn; Ở tại khách sạn hai đêm; Ngồi trong phòng chờ khám bệnh; Đi đến thư viện hoặc bảo tàng; đi ăn ở nhà hàng; Đi bộ ở nơi đông người; Chơi ở ngoài sân 1 tiếng.
- Các hoạt động có nguy cơ nhiễm COVID-19 trung bình: Ăn tối tại nhà người khác; Ăn tiệc nướng ngoài sân; Đi biển; Mua sắm tại trung tâm mua sắm; Gửi trẻ đến trường; làm việc văn phòng; Bơi ở hồ bơi công cộng; Thăm nhà người thân.
- Các hoạt động có nguy cơ nhiễm COVID-19 trung bình cao: Đi đến tiệm cắt tóc; Ăn ở nhà hàng; tham dự đám cưới, đám tang; Đi bằng máy bay; Chơi bóng rổ; Chơi đá banh; Ôm hoặc bắt tay khi chào hỏi bạn bè
- Các hoạt động có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao nhất: Ăn buffet; đến phòng tập thể dục; Đến công viên giải trí; Đến rạp chiếu phim; Đến sân vận động thể thao; Tham dự buổi hòa nhạc lớn; Tham dự một buổi lễ tôn giáo với hơn 500 tín đồ; Đi đến quán bar.
Tuy nhiên, sự thật là dù bạn có thực hiện các hoạt động nguy cơ thấp hay cao thì rủi ro mắc bệnh vẫn có. Vì vậy để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người dân đều nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch mà Bộ Y tế khuyến cáo. Đó là:
1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.
2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.
3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch COVID-19.
4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.
Pháp luật và Bạn đọc