MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Học chuyển khoản từ cấp 3, giờ đi làm chỉ cầm điện thoại là đủ

21-09-2023 - 14:35 PM | Lifestyle

Học cách thanh toán không tiền mặt từ sớm giúp người trẻ tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc!

Nhiều người trẻ giờ đây gần như nói không với tiền mặt!

Điển hình như cô bạn Nguyễn Mai Linh (20 tuổi, TTS Marketing, Hà Nội) chia sẻ, không chỉ cô nàng có thói quen chi tiêu chuyển khoản và QR Code là chính, mà "bạn bè xung quanh mình ai cũng vậy, ít khi nào có đồng tiền mặt ở trong người lắm!"

Nga Linh chia sẻ về thói quen thanh toán của mình: “Từ khi được mở tài khoản ngân hàng từ cấp 3, mình gần như ít tiêu tiền mặt. Đến bây giờ khi đã đi làm rồi, thứ giúp mình giải quyết việc mua sắm mỗi ngày là điện thoại thay vì ví”.

Không chỉ Linh rất thích việc này, mà bạn bè hay người thân xung quanh cô nàng đều thích sư tiện lợi của một cuộc sống không tiền mặt, "ra đường đã “gọn” hơn rất nhiều khi chỉ cần 1 chiếc smartphone".

Đi làm chỉ có 1k trong ví, chị đồng nghiệp mua xôi 7k cũng chuyển khoản - Ảnh 4.

Nguyễn Nga Linh (20 tuổi, TTS Marketing, Hà Nội)

Đa số hoạt động chi tiêu của Linh khi đi làm là mua sắm online, đặt đồ ăn. “Tiện lợi của chuyển khoản thì khỏi bàn cãi. Thường là nhanh và gọn. Như việc mua hàng online mình thanh toán trước rồi thì nhờ đồng nghiệp chẳng hạn.

Hay phòng ban có ăn uống, mua sắm chung khi trả tiền mặt khá mất thời gian, cũng dễ có kiểu chia bill nhưng tiền thừa rồi gộp với lần sau trả luôn 1 thể, mình không thích kiểu đó. Bây giờ thì tiện rồi, chỉ cần quét mã QR của người kia là xong luôn.

Thỉnh thoảng cũng có trường hợp đang đi làm mà muốn đặt đồ hộ người thân, gọi xe hay mua đồ ăn, thì chỉ cần chuyển khoản là thanh toán được, không lo người kia phải tự trả tiền nữa”, có thể nói, cuộc sống của Nga Linh giờ không có điện thoại và chuyển khoản là khó chịu lắm.

Đi làm chỉ có 1k trong ví, chị đồng nghiệp mua xôi 7k cũng chuyển khoản - Ảnh 5.

Cuộc sống của Nga Linh giờ không có điện thoại và chuyển khoản là khó chịu lắm!

Một điều nữa mà Linh chia sẻ ắt sẽ đồng cảm cùng nhiều người, “khi tiêu tiền mặt mình hay có cảm giác "bị mất mát". Nếu mua gì với số tiền lớn thì thấy khá là xót ví. Đôi lúc thấy mình đang có tiền trong người sẽ nghĩ cứ tiêu đi, rất dễ mất kiểm soát.

Tiêu tiền chuyển khoản thì cũng nên hạn chế, chỉ tiêu trong giới hạn đặt ra thôi. Đó cũng là cách giúp mình giữ được tiền trong tài khoản và tính toán nhiều hơn mỗi khi xuống tiền mua gì đó”, Linh chia sẻ.

Chi tiêu hàng ngày của một TTS cũng khá đơn giản. Nga Linh cho biết, ngoài những khoản mua sắm thông thường như quần áo, mỹ phẩm, ăn uống và thỉnh thoảng tụ tập cùng bạn bè sử dụng chuyển khoản, cô nàng còn xài luôn QR Code khi đi chợ. 

"Mình là dân văn phòng, muốn tiết kiệm thêm chút tiền thì hay đi chợ mua đồ nấu ăn chứ ít sa đà quán xá vì tốn kém. Đã xa rồi cái thời ra chợ chỉ tiêu tiền mặt. Giờ đây chỉ cần ra chợ là  mình thấy các cô treo mã QR Code ngay tại chỗ bán. Đây là điều mình rất thích vì việc đi rút tiền rồi trả lại tiền thừa rất lỉnh kỉnh, ngày nào cũng thế chắc là bỏ luôn việc đi chợ mất!".

Nhưng mua gì thì mua, Linh cho biết dù tiêu tiền mặt hay chuyển khoản thì đều nên có giới hạn của mình. "Mình luôn chủ động tính toán số tiền mua sắm, hoặc chi tiêu 1 lần khoảng mấy trăm, cao nhất thì 1 triệu. Ví dụ như mua sắm online, thì tiêu quá lắm là vài trăm ngàn vì mình không muốn bỏ số tiền lớn cho những món chưa được nhìn trực tiếp. Hoặc ăn uống hàng ngày thì chỉ mấy chục, liên hoan cùng đồng nghiệp thì cao lắm mấy trăm".

Không chỉ riêng Linh mà hầu hết trong vòng tròn quan hệ của cô bạn, tất cả mọi người đều đã dần quen với cuộc sống không tiền mặt. Thay vào đó là chuyển khoản, quẹt thẻ, QR Code vì vừa tiện vừa nhanh. "Nó khiến cuộc sống của mình trở nên nhanh chóng dễ dàng, biết tính toán chi tiêu thì có thể gọi là vừa tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc!".

Theo Nguyễn Quỳnh Trang

Phụ nữ số

Trở lên trên