Hội nghị Thượng đỉnh Hàn-Trung-Nhật: Chỉ vấn đề kinh tế không đủ chữa lành những vết thương hằn sâu
Để lại phía sau những tàn tích của lịch sử, ba nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản vừa có hội nghị thượng đỉnh ở Thành Đô, Trung Quốc.
- 02-08-2019Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật - Hàn leo lên một nấc thang mới, thị trường chứng khoán châu Á, tiền tệ và dầu bắt đầu rung lắc
- 11-07-2019Nhật Bản và Hàn Quốc 'ăn miếng trả miếng', Trung Quốc 'ngồi không' cũng trở thành kẻ chiến thắng
- 07-06-2019Hai Di Lao - Đế chế lẩu hàng đầu Trung Quốc: Ông chủ không biết nấu lẩu cho ‘ra hồn’ nhưng khách vẫn nườm nượp, cứ 3 ngày mở 1 nhà hàng, vươn xa tới khắp Mỹ, Úc, Nhật, Hàn...
- 18-08-2012Ba nước Trung-Nhật-Hàn xúc tiến đàm phán FTA
- 16-05-2012FTA Trung-Nhật-Hàn: Đường dài không bằng phẳng
Những cam kết đã được đưa ra nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa 3 nền kinh tế hàng đầu châu Á. Đó là một tầm nhìn đáng ngường mộ về hòa bình và thượng vượng cho 3 nước đại diện cho một phần tư kinh tế toàn cầu và hơn 700 tỷ USD giao dịch thương mại trong năm 2018. Đó là kết quả tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vừa diễn ra tuần trước tại Thành Đô, Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu ở Thành Đô, các nhà lãnh đạo Trung-Nhật-Hàn biết rằng con đường phía trước đang gặp trở ngại bởi những sai lầm quá khứ. Những vết thương của chiến tranh và những cái nhìn khác nhau về lịch sử mà không bên nào có thể chấp nhận được suy nghĩ của bên còn lại.
Nhật Bản vẫn là trung tâm của những khác biệt trong mối quan hệ này. Trung Quốc tiếp tục tưởng niệm những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến với Nhật Bản ở Thế chiến II. Hàn Quốc đứng trước áp lực của người dân bởi rất nhiều phụ nữ từng bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật Bản hay những người bị ép làm lao động cho các công ty Nhật trong suốt thời gian bị đô hộ cũng như sự bác bỏ yêu cầu bồi thường của phía Tokyo.
Ngoài ra, cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang có những tranh chấp lãnh thổ chưa thể giải quyết trên biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản. Cả ba quốc gia đều nhấn mạnh chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình với những vùng biển tranh chấp, điều đồng nghĩa với việc rất khó tìm thấy sự nhượng bộ ở bất cứ bên nào.
Trong hội nghị lần này, Nhật Bản bất ngờ nhấn mạnh sự ổn định trên biển Hoa Đông là cần thiết cho mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Tokyo. Nói cách khác, để có mối quan hệ Trung – Nhật ổn định và tin tưởng lẫn nhau, Tokyo sẽ yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ yêu sách lãnh thổ với quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Tuy nhiên, điều này đã gây phẫn nộ với những người Trung Quốc. Họ luôn nói rằng Điếu Ngư là một phần lãnh thổ có từ xa xưa và không thể thay đổi. Nhật Bản cũng nêu quan điểm về vấn đề Tân Cương và bất ổn ở Hồng Kông, những điều người Trung Quốc luôn coi là vấn đề nội bộ của mình và không cho phép nước ngoài can thiệp.
Những điều này xảy ra khi cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cần có một sự thống nhất tại Thành Đô nhằm chuẩn bị cho chuyến công du Nhật Bản vào tháng 4 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những tuyên bố gây chia rẽ cũng xảy ra trong bối cảnh Nhật Bản cần duy trì xuất khẩu sang Trung Quốc nhất là khi Mỹ đang mạnh tay giảm thặng dư trong các mối quan hệ thương mại.
Khác với Trung Quốc, vấn đề của Nhật Bản với Hàn Quốc liên quan đến 35 năm Nhật Bản cai trị. Vụ việc căng thẳng mới nhất diễn ra khi một tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản trả tiền cho các lao động bị cưỡng bức. Tokyo từ chối phán quyết và cho rằng những vấn đề này đã được giải quyết bằng một hiệp ước song phương năm 1965.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xấu đi dẫn đến việc hai nước tẩy chay sản phẩm của nhau, kéo theo xuất khẩu của Nhật sang Hàn Quốc giảm 11,6% trong 10 tháng đầu năm nay. Một sự suy giảm hơn nữa trong thương mại giữa hai nước là không thể tránh khỏi bởi chưa có dấu hiệu nào cho thấy vấn đề sẽ được giải quyết sớm.
Câu hỏi ở thời điểm hiện tại là: Vì sao Trung Quốc lại thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do cũng như cải thiện mối quan hệ theo hướng tốt hơn với hai quốc gia Đông Bắc Á láng giềng? Trong vấn đề thương mại và tài chính, Nhật Bản và Hàn Quốc cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần họ. Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ bằng một nửa so với việc xuất khẩu sang Mỹ và chưa đến 2/3 so với xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).
Câu trả lời nằm ở chỗ Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập mối quan hệ chính trị chặt chẽ với Tokyo và Seoul. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, nó có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi.
Nhật Bản, vốn bị ràng buộc trong một liên minh với sự hiện diện của Mỹ, sẽ khó có thể phát triển mối quan hệ thân cận với Trung Quốc. Hàn Quốc còn khó khăn hơn bởi quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào sự hiện diện của quân đội Mỹ trước các mối đe dọa trong khu vực. Theo lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên chưa bao giờ chấm dứt tình trạng chiến tranh. Hai nước chỉ ngừng bắn theo Hiệp định đình chiến năm 1953. Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên.
Tham khảo: CNBC