Hơn 1 triệu lượt theo dõi BTS tại trụ sở Liên Hợp Quốc: Tác động đáng kinh ngạc từ ngành công nghiệp tỷ USD của Hàn Quốc
Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng LHQ họp online.
Sáng 20/9 (giờ địa phương), phiên khai mạc Hội nghị 'SDG Moment' (Chương trình thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững), thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 76 đã diễn ra ở New York (Mỹ).
- 21-09-2021Khối doanh nghiệp nào có mức lương bình quân lao động gần 9 triệu/tháng trong quý đầu năm nay?
- 21-09-2021Giải mã thuật ngữ kinh tế mới: Pandexit
- 26-03-2021Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4
Đáng chú ý tại sự kiện lần này, với hơn 1 triệu người theo dõi online thời điểm nhóm nhạc nam K-pop BTS phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay. Tờ Washington Post đưa tin, thông thường, cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chỉ có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách và chính trị gia, cũng như không phải là một sự kiện thu hút số lượng quá lớn người theo dõi.
Song lần này là một trường hợp đặc biệt. Thời điểm ban nhạc có bài phát biểu với tư cách là "Đặc phái viên của Tổng thống Hàn về thế hệ tương lai và văn hóa", hơn 980.000 người xem và hàng chục nghìn người theo dõi ở các nền tảng khác.
Đây không phải là lần đầu nhóm nhạc này xuất hiện tại khuôn khổ Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Trước đó, nhóm nhạc cũng đã tham gia lễ ra mắt Thế hệ không giới hạn của UNICEF thuộc khuôn khổ Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 73, diễn ra vào năm 2018.
Ảnh: Pool / Reuters
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ xuất hiện trong vai trò ngoại giao chính thức mới, với tư cách là Đặc phái viên của Tổng thống Hàn về thế hệ tương lai và văn hóa. Ngày 21/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã bổ nhiệm nhóm nhạc đình đám của nước này làm đặc phái viên về ngoại giao công chúng.
Đến nay, ngành công nghiệp nhạc pop Hàn Quốc đã mang tính hiện tượng toàn cầu. Tính riêng giai đoạn cuối năm 2018, khi đại dịch Covid-19 chưa xuất hiện, giá trị kinh tế hàng năm mà nhóm nhạc BTS mang lại cho nước này ước tính vào khoảng 4.000 tỷ won (3,54 tỷ USD), theo dữ liệu Viện nghiên cứu Hyundai (HRI) của Hàn Quốc.
Đáng chú ý, nếu so với mức doanh thu trung bình hàng năm 160 tỷ won của các công ty cỡ trung tại Hàn Quốc, giá trị kinh tế mà nhóm nhạc 7 thành viên này mang lại tương đương doanh thu của 26 công ty tương tự gộp lại.
Theo phân tích của Statista về báo cáo doanh thu năm 2018 của công ty, đóng góp của BTS vào GDP của Hàn Quốc gần như tương đương với Korean Air. Viện Nghiên cứu Hyundai (HRI) dự đoán rằng tác động kinh tế trong 10 năm của BTS sẽ đạt 56,2 nghìn tỷ won (49,8 tỷ USD). Con số này sẽ dễ dàng vượt qua Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018 (41,6 nghìn tỷ won).
Đến năm 2020, theo báo cáo của IFPI, ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu đã phục hồi đáng kể sau một năm đình trệ. Doanh thu âm nhạc toàn cầu tăng 7,4% trong năm 2020 lên 21,6 tỷ USD, thấp hơn một chút so với mức tăng 8,2% của năm 2019.
Theo đó, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng trong 2 thập niên qua. Theo báo cáo của Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) năm 2017, xuất khẩu K-pop đã đưa âm nhạc nước này thành ngành trị giá khoảng 5 tỷ USD.
Lee Choon-geun thuộc KOCCA cho hay: "Theo nghiên cứu, cứ mỗi 100 USD nhạc Hàn được tiêu thụ ở nước ngoài, thì có thêm 395 USD hàng điện tử như điện thoại di động hay TV được xuất khẩu. K-pop đang trở thành một biểu tượng của Hàn Quốc, bên cạnh điện thoại di động hay công nghệ Internet".
Kinh tế văn hóa phát triển mạnh cũng thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng hóa quan trọng. Các ngôi sao Hàn Quốc trở thành đòn bẩy xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ, kéo người hâm mộ cuồng nhiệt vào mua sắm thời trang, thực phẩm và thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ. Ngành công nghiệp làm đẹp chứng kiến sự tăng trưởng lớn nhất.