Hơn 1 tỷ người Ấn Độ nín thở chờ khoảnh khắc cứu 41 công nhân mắc kẹt dưới hầm sập gần 2 tuần
Hiện trường nơi xảy ra vụ sập hầm khiến 41 công nhân Ấn Độ mắc kẹt. (Ảnh: Reuters)
Sáng nay (23/11), các xe cứu thương chờ sẵn bên ngoài khi lực lượng cứu hộ Ấn Độ đào xuyên những mét đất đá cuối cùng để giải cứu 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm gần 2 tuần.
- 23-11-2023Toàn cảnh vụ gian lận tại sòng bạc lớn nhất nhì thế giới: Thu về hơn 300.000 USD chỉ trong 8 ngày nhờ công thức bí ẩn
- 23-11-2023Bloomberg: Trung Quốc sắp tung biện pháp 'chưa từng có' để giải cứu ngành bất động sản, Country Garden cùng hàng loạt 'ông lớn' sẽ thoát cảnh vỡ nợ?
- 23-11-2023Blackpink nhận huân chương danh dự từ Hoàng gia Anh: Đội quân nhạc chơi 2 bài K-pop trong lễ đổi gác
Các xe cứu hộ và một bệnh viện dã chiến đang đợi sẵn bên ngoài hiện trường vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand.
Đội cứu hộ đào suốt nhiều ngày qua nhằm đưa một ống thép qua 57m đất, bê tông và gạch đá, để 41 công nhân có thể thoát qua đường ống ra ngoài. Họ bị mắc kẹt trong đó suốt từ ngày 12/11.
Sau nhiều ngày tiến triển chậm chạp, hôm qua, đội kỹ sư sử dụng máy khoan cực mạnh tăng tốc bất ngờ, sau đó phải giảm tốc độ khi chỉ còn 12m cuối cùng.
Họ hy vọng đạt được bước đột phá trong vài giờ tới, dù chính phủ nhiều lần cảnh báo rằng có thể xảy ra bất kỳ tình huống nào do vấn đề kỹ thuật.
Người nhà của nhóm công nhân đang có mặt bên ngoài, nơi một đền thờ Ấn Độ giáo được lập ra để cầu may.
Nếu khoan qua lối chính của đường hầm không có tác dụng, phương án khoan từ đầu kia của đường hầm chưa hoàn thành sẽ được triển khai, nhưng khoảng cách lên đến 500m.
Đội cứu hộ cũng đã chuẩn bị cho khả năng xảy ra rủi ro từ phía trên.
Dù bị mắc kẹt, đội công nhân vẫn có không gian cao 8,5m và dài 2km để di chuyển. Camera gắn với đường ống cung cấp không khí, thực phẩm, điện và nước cho họ cho thấy tất cả vẫn bình thường.
Đường hầm này là một phần trong dự án hạ tầng mang dấu ấn của Thủ tướng Narendra Modi nhằm giảm thời gian đi lại giữa các đền thờ linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo, cũng như giúp việc tiếp cận vùng đất chiến lược giáp với Trung Quốc dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về tác động của việc xây dựng quy mô lớn ở Uttarakhand, nơi có nhiều khu vực dễ bị lở đất.
Tiền Phong