MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 30 nước muốn gia nhập, đồng minh Mỹ không chờ tới "cuộc họp lớn" đã gấp rút hành động: BRICS như hổ thêm cánh?

04-06-2023 - 10:30 AM | Tài chính quốc tế

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đang đàm phán với Ả Rập Saudi về việc kết nạp quốc gia Trung Đông này làm thành viên.

BRICS là tên gọi của nhóm gồm các nền kinh tế mới nổi – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (gia nhập sau).

Thuật ngữ BRIC chính thức xuất hiện từ năm 2001. Chuyên gia kinh tế Jim O’Neill của ngân hàng Goldman Sachs đã dùng tên gọi này cho nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

BRIC được coi là niềm lạc quan mới mẻ đối với các nhà đầu tư trong lúc toàn bộ thị trường tài chính u ám sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố vào ngày 11/9/2001.

Bốn quốc gia kể trên đã tiếp nhận và rất hào hứng với ý tưởng này. Cùng có nền kinh tế đang tăng trưởng rất tốt, họ có nhiều lợi ích chung và cũng phải đối mặt với những thách thức giống nhau.

Ả Rập Saudi chuẩn bị gia nhập NDB: BRICS hưởng lợi lớn

Tờ Financial Time (FT) đưa tin, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) còn được gọi là "ngân hàng BRICS" đang đàm phán với Ả Rập Saudi về việc kết nạp quốc gia Trung Đông này làm thành viên thứ 9. Điều này sẽ tăng cường các lựa chọn tài trợ của NDB trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

"Ở Trung Đông, chúng tôi rất coi trọng Ả Rập Saudi và hiện đang tham gia vào một cuộc đối thoại với họ," NDB cho biết trong một tuyên bố.

Hơn 30 nước muốn gia nhập, đồng minh Mỹ không chờ tới "cuộc họp lớn" đã gấp rút hành động: BRICS như hổ thêm cánh? - Ảnh 1.

NDB được thành lập vào năm 2015 để huy động các nguồn lực cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững ở các nước BRICS và các nền kinh tế mới nổi khác, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời các chuyên gia lưu ý rằng, khả năng gia nhập NDB của Ả Rập Saudi sẽ tăng hơn nữa khả năng của các quốc gia BRICS trong việc phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh làn sóng phi đô la hóa đang lan rộng trên toàn cầu .

NDB có vai trò chính trong việc ngăn chặn khủng hoảng tài chính ở các nước BRICS và sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn cho những khủng hoảng - Pan Helin, giám đốc chung của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Kỹ thuật số và Đổi mới Tài chính trực thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Chiết Giang, nói với Hoàn Cầu.

Chuyên gia Pan cho biết thêm rằng, Ả Rập Saudi đang ở trong tình trạng tài chính ổn định với tiềm năng rủi ro tương đối nhỏ, do đó, việc đưa nước này vào NDB sẽ tăng cường sức mạnh tài chính của nhóm quỹ BRICS, đồng thời nâng cao khả năng quản lý và ứng phó khủng hoảng của các quốc gia.

Ả Rập Saudi được cho là đang tìm cách gia nhập BRICS, điều sẽ được các thành viên thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8.

Zhu Jie, giáo sư tại Đại học Fudan, nói rằng Ả Rập Xê Út có thể bắt đầu bằng cách đăng ký tham gia NDB trước khi gia nhập BRICS, đồng thời nói thêm rằng NDB quyết tâm mạnh mẽ trong việc mở rộng thành viên.

Hơn 30 nước muốn gia nhập, đồng minh Mỹ không chờ tới "cuộc họp lớn" đã gấp rút hành động: BRICS như hổ thêm cánh? - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc là quốc gia có GDP hiện cao gấp đôi so với tổng GDP 4 thành viên khác của nhóm BRICS cộng lại.

Hơn 30 quốc gia đã nộp đơn gia nhập

Đại diện của Nam Phi tại BRICS - đại sứ Anil Sooklal đã bày tỏ quan điểm cho rằng nhóm sẽ phát triển lớn hơn trong năm nay với hơn 30 quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức một cách chính thức và không chính thức.

Báo cáo mới nhất cho biết, các quốc gia sẵn sàng gia nhập BRICS là Afghanistan, Algeria, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Mexico, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Ả Rập Saudi, Senegal, Sudan, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela và Zimbabwe.

Bloomberg cho rằng, năm ngoái, Trung Quốc - nước đang nỗ lực tăng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu và muốn kiềm chế sự ảnh hưởng của phương Tây - đã khởi xướng cuộc thảo luận về việc mở rộng nhóm. Tuy nhiên các thành viên còn lại lo lắng như vậy sẽ làm giảm đi tầm ảnh hưởng của họ.

Diễn biến này là tin không vui đối với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Họ sẽ chứng kiến GDP của mình giảm dần so với GDP của BRICS. Tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu của BRICS hiện đã vượt qua cả nhóm G7 (nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới).

Theo Duy Anh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên