Hơn 31 triệu hộ chiếu vaccine của Việt Nam đến nay, được bao nhiêu nước công nhận?
Đến nay hơn 31 triệu người đã có hộ chiếu vaccine. Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC- COVID. Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có thể được sử dụng tại 81 quốc gia/vùng lãnh thổ.
- 07-06-2022Người dùng ngày càng ưu tiên thanh toán số
- 07-06-2022Elon Musk doạ huỷ thoả thuận 44 tỷ USD mua lại Twitter, liệu thương vụ có đổ bể?
Tính đến ngày 3/6, sau hơn 1,5 tháng triển khai ký xác nhận hộ chiếu vaccine hơn 31 triệu người ở nước ta đã có hộ chiếu vaccine.
Hộ chiếu vaccine là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng COVID-19 của người dân.
Hộ chiếu vaccine của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Châu Âu (EU) ban hành.
Đến nay hơn 31 triệu người đã có hộ chiếu vaccine. Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC- COVID. Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có thể được sử dụng tại 81 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Mã QR của hộ chiếu vaccine có thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận. Khi mã hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng.
Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC- COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.
Hiện nay, hộ chiếu vaccine của Việt Nam đã được kết nối với hệ thống của EU. Qua đó, các phần mềm COVID-19 của các quốc gia thuộc EU có thể xác thực được hộ chiếu vaccine của Việt Nam. (Ví dụ: App CovidCheck của Thụy Sĩ, App Corona-Warn của Đức,…)
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý chấp nhận chứng chỉ kỹ thuật số về COVID-19 của EU cấp cho công dân EU. Theo đó, chứng thư số tương ứng với khoá bí mật đã được sử dụng để ký số lên hộ chiếu vaccine của các quốc gia tham gia EU DGC sẽ được đưa vào hệ thống của Việt Nam thông qua kết nối với EU gateway.
Công dân, cơ quan chức năng có thể sử dụng ứng dụng NEAC QR offline do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để kiểm tra tất cả hộ chiếu vaccine của EU và các nước đã tham gia hệ thống.
Trước đó, ngày 11/5 vừa qua, Uỷ ban châu Âu (EC) cũng đã ban hành Quyết định công nhận hộ chiếu vaccine điện tử của Việt Nam. Theo đó, hộ chiếu vaccine của Việt Nam sẽ được 27 nước EU công nhận; đồng thời, mã QR của hộ chiếu vaccine này cũng có thể được xác thực tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia hệ thống hộ chiếu vaccine của EU.
Như vậy, hộ chiếu vaccine của Việt Nam có thể được sử dụng tại 81 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đây là kết quả của những nỗ lực phối hợp trao đổi, cũng như đàm phán việc công nhận hộ chiếu vaccine với các đối tác của Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế, quy trình cấp hộ chiếu vaccine bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine COVID-19 và Công văn số 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
- Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 cần đáp ứng quy định tại Mục 3 và Mục 4.
- Bước 3: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định tại Mục 5.
Các ứng dụng phòng chống dịch quốc gia và các ứng dụng tiện ích khác (nếu được sự đồng ý của cá nhân người sử dụng) tiếp nhận và lưu giữ xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dạng mã QR theo hướng dẫn trao đổi dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Pháp luật & Bạn đọc