MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 3.600 doanh nghiệp ở Nghệ An nợ tiền bảo hiểm gần 300 tỷ đồng

Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An

Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An

Hàng ngàn doanh nghiệp ở Nghệ An nợ tiền bảo hiểm với số tiền lên tới gần 300 tỷ đồng, trong đó, có "ông lớn” kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

Ngày 29/12, theo tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, tính đến hết tháng 11/2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 3.677 đơn vị đang nợ tiền bảo hiểm (gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...) với số tiền hơn 296 tỷ đồng.

Trong đó, 10 doanh nghiệp nợ bảo hiểm nhiều nhất với số tiền lên tới hơn 85 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm nhiều nhất là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 24 (địa chỉ Đường Xiêng Khoảng, TP Vinh, Nghệ An) với 127 tháng nợ, tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng, Công ty CP 482 (địa chỉ số 126 đường Mai Hắc Đế, TP Vinh, Nghệ An) với số tiền nợ hơn 16 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng Thủy lợi I (địa chỉ số 216 Nguyễn Trường Tộ, TP Vinh) nợ hơn 9 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng và Thương mại 423 (địa chỉ số 29 đường Quang Trung, TP Vinh) nợ hơn 7 tỷ đồng.

Công ty CP Nam Thuận Nghệ An (địa chỉ xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, Nghệ An) nợ bảo hiểm của 1.383 người lao động, với số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Trả lời VTC News, ông Hoàng Quang Phúc, Trưởng phòng quản lý thu (Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An) cho biết, đơn vị thường xuyên đốc thúc các doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm cho người lao động.

"Đối với các đơn vị nợ từ 2 tháng trở lên chúng tôi đều gửi thông báo về doanh nghiệp, hàng tháng đều có cán bộ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Đối với doanh nghiệp nợ thì chúng tôi mời lên làm việc. Chỉ riêng trong năm 2022 chúng tôi đã mời hơn 1.000 doanh nghiệp lên làm việc để ký cam kết đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...cho người lao động. Trường hợp nợ lâu chúng tôi sẽ chuyển sang thanh tra chuyên ngành, thậm chí chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.

Việc doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Chẳng hạn một số lao động nếu ốm đau hoặc nghỉ thai sản... sẽ không được hưởng, do đơn vị sử dụng lao động chưa đóng tiền bảo hiểm", ông Hoàng Quang Phúc chia sẻ thêm.

Theo Trần Lộc/ VTC News

VTC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên