MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 48.000 doanh nghiệp hoạt động lại trong 8 tháng đầu năm

Số doanh nghiệp đăng ký hoạt động lại trong 8 tháng đầu năm nay. Ảnh: Cục Đăng ký Kinh doanh

Số doanh nghiệp đăng ký hoạt động lại trong 8 tháng đầu năm nay. Ảnh: Cục Đăng ký Kinh doanh

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận hơn 149.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay với 149.500 doanh nghiệp, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 48.100 doanh nghiệp, tăng 48,3%.

Dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, trong giai đoạn này, có 18.063 doanh nghiệp bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy quay lại hoạt động, tăng 58,3%; dịch vụ lưu trú và ăn uống là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai 2.765 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 51%. Tiếp theo là dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (2.701 doanh nghiệp, tăng 48,6%). Ngoài ra còn có 1.684 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay lại hoạt động, tăng 61,3%; giáo dục và đạo tạo có 1.201 doanh nghiệp, tăng 68,7%; sản xuất phân phối, điện, nước, gas có 748 doanh nghiệp, tăng 192,2%, còn nghệ thuật, vui chơi, giải trí có 402 doanh nghiệp, tăng 50,6%.

Những con số nói lên sự tích cực của doanh nghiệp, những vẫn còn rất nhiều khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, khó khăn chính của các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng hoạt động là việc tuyển dụng được nhân lực phục vụ cho sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã phải có các phương án về nhà ở, bố trí công việc, lương thưởng, chế độ đãi ngộ để giữ chân và thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, Chính phủ cũng như địa phương đang nỗ lực để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người lao động.

“Với sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ và chính quyền địa phương, đã góp phần đẩy mạnh kết nối thông tin cung – cầu giữa người lao động và doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp kịp thời tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn lao động hợp lý. Các chính sách của doanh nghiệp đãi ngộ người lao động, cùng với chính quyền và tổ chức Công đoàn chăm lo cho người lao động… Các doanh nghiệp sẽ sớm thu hút đủ nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi sản xuất trong trạng thái bình thường mới và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, nâng cao thu nhập cho công nhân lao động, góp phần xây dựng kinh tế – xã hội ngày càng phát triển bền vững” – đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.

Tại TP.HCM, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung doanh nghiệp 8 tháng đầu năm 2022 là 703.553 tỷ đồng, giảm 8,23% so với cùng kỳ.

Cụ thể, trên địa bàn thành phố có 29.224 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 346.887 tỷ đồng, tăng 33,41% về số lượng so với cùng kỳ và giảm 5,42% về vốn đăng ký so với cùng kỳ; có 82.176 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 356.666 tỷ đồng, giảm 10,81% so với cùng kỳ.

Có 2.929 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, giảm 0,17% so với cùng kỳ; có 17.443 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 42,38% so với cùng kỳ; 10.895 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp trên hệ thống hiện tại là 501.906 doanh nghiệp với số vốn 9.290.613 tỷ đồng.

Theo Đăng Kiệt

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên