MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 5 nghìn lao động đường sắt nghỉ việc không được hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ

Hơn 5 nghìn lao động đường sắt nghỉ việc không được hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ

Hiện toàn mạng đường sắt quốc gia đã không còn bóng tàu khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hơn 5.500 lao động đường sắt rơi vào tình cảnh phải nghỉ việc không lương. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ các lao động này không tiếp cận được gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23/2021 của Thủ tướng.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) Vũ Anh Minh cho hay, toàn bộ tàu khách trên mạng đường sắt quốc gia dừng hoạt động kéo theo số lao động phải nghỉ việc không lương là 5.520 người. Hiện VNR đang làm thủ tục đề nghị hỗ trợ và vay vốn ưu đãi để trả lương cho người lao động theo chính sách của Nghị quyết 68 và Quyết định 23/2021.

Tuy nhiên, theo ông Minh, với các điều kiện theo Quyết định 23, người lao động ngành đường sắt không tiếp cận được gói hỗ trợ.

Cụ thể, với gói vay ưu đãi để trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất phải đạt điều kiện đã quyết toán thuế năm 2020. Nhưng theo ông Minh, do dịch bùng phát trở lại, Cục Thuế Hà Nội chưa quyết toán thuế năm vừa qua cho VNR, nên tổng công ty không đạt điều kiện được vay vốn ưu đãi để trả lương.

Về hỗ trợ tiền mặt với người lao động hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, theo Quyết định 23, chỉ áp dụng với doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền người lao động mới được hỗ trợ.

Với đường sắt, theo chủ tịch VNR, khi dịch bùng phát, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 không cho phép tàu đón trả khách tại các ga trên tuyến. Do đó, tới nay VNR phải dừng tất cả tàu khách không có quyết định dừng hoạt động nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dẫn tới, hơn 5.500 lao động ngành đường sắt phải tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, đời sống vô cùng khó khăn nhưng không tiếp cận được chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

Để người lao động được sắt được hỗ trợ, VNR vừa có văn bản kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH báo cáo Thủ tướng xem xét sửa đổi quy định tại Nghị quyết 68 và Quyết định 23 để tháo gỡ các vướng mắc trên.

Theo ông Minh, để giảm bớt khó khăn, tổng công ty sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí, rà soát đánh giá và sắp xếp lại lực lượng lao động trên cơ sở tình hình sản xuất thực tế; thực hiện điều chỉnh hoạt động kinh doanh linh hoạt để chạy lại tàu khách ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo VNR, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đặc biệt khi năm nay các đợt bùng phát dịch đều rơi vào dịp cao điểm phục vụ đi lại, như Tết Nguyên đán, nghỉ Lễ 30/4-1/5, khiến hoạt động của tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Luỹ kế 7 tháng đầu năm nay, số lượng đoàn tàu khách của VNR giảm 1 nửa so với cùng kỳ năm 2020, và giảm tới 4 lần so với năm 2019 (khi chưa có dịch); doanh thu giảm tương ứng gần 37% và hơn 50%. Dự kiến hết năm nay VNR tiếp tục lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong năm 2020, cũng do tác động của dịch COVID-19, vận tải khách của VNR giảm gần 46% so với năm 2019, hoạt động vận tải liên vận quốc tế dừng hoàn toàn. Cả năm vừa qua VNR lỗ hơn 1.324 tỷ đồng.

Theo Lê Hữu Việt

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên