Hơn 600 tỷ đồng ngân sách cấp cho Bộ Y tế chưa phù hợp
Kiểm toán chi tiết 3 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có sự chênh lệch hơn 696 tỷ đồng so với nguồn ngân sách được duyệt cấp.
- 08-06-2020Giảm 50% phí trước bạ ô tô: Người mua tiết kiệm 15-300 triệu đồng tuỳ mẫu xe còn ngân sách địa phương giảm thu khoảng 6.000 tỷ đồng
- 31-05-2020Thu ngân sách Nhà nước “ngấm đòn” của đại dịch Covid-19
- 29-05-2020205.000 tỷ đồng nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn được chuyển vào ngân sách sau 4 năm
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018 gửi Quốc hội mới đây cho thấy, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện công lập còn nhiều bất cập.
Trước hết, theo KTNN, việc phân cấp quyền tự chủ tổ chức bộ máy cho các bệnh viện còn chậm. Từ năm 2016 đến 2018 hầu hết các bệnh viện chưa được quyền chủ động trong tuyển dụng, phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu tổ chức.
Đáng chú ý, theo KTNN, nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho một số bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động chưa phù hợp. Căn cứ vào số thu, chi thực tế của bệnh viện giai đoạn 2016-2018 và xác định mức độ tự chủ theo quy định, KTNN phát hiện tại Bộ Y tế, qua kiểm toán tổng hợp ở 11 đơn vị, kiểm toán chi tiết 3 đơn vị trực thuộc thấy có sự chênh lệch hơn 696 tỷ đồng so với nguồn ngân sách được duyệt cấp. Việc này cũng xảy ra tại một số tỉnh như ở Bình Phước, Đắk Nông, Bến Tre.
Ngoài ra, KTNN còn phát hiện việc cấp kinh phí thường xuyên cho một số bệnh viện có mức độ tự chủ lớn hơn 100% so với quy định. Trong đó, tại Bộ Y tế có 2 đơn vị.
Đáng chú ý, tại thành phố Hà Nội, KTNN phát hiện năm 2016 có 7 bệnh viện được cấp chi thường xuyên vượt gần 144 tỷ đồng; năm 2017 có 11 bệnh viện được cấp chi thường xuyên chênh hơn 184 tỷ đồng; năm 2018 có 4 bệnh viện được cấp chi thường xuyên chênh hơn 37 tỷ đồng.
Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có 19 bệnh viện được kiểm toán và phát hiện số tiền được cấp chênh 1.170 tỷ đồng; Đắk Lắk có 3 bệnh viện, số tiền chênh gần 149 tỷ đồng.
Tiền phong