"Hóng phốt" quán xá trên mạng: Ham đọc bình luận tranh cãi để xả stress, rồi có còn muốn đến nơi bị "phốt" không?
"Nếu phốt đó là của một quán ăn thì mình sẽ không đến để kiểm chứng, vì bụng mình yếu", một người cho hay.
- 28-02-2024Tiểu thư Hà thành 4 tuổi đã cầm túi LV giờ có cuộc sống "vạn người mê": Làm chủ chuỗi cửa hàng, học trường đắt đỏ bậc nhất nước Mỹ
- 28-02-2024Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Hạnh phúc mỗi người gói gọn trong 2 CHỮ, người nông dân khác bậc quân vương, ai hiểu sẽ sống thảnh thơi!
- 28-02-2024Tên của tớ là Pun: Tiểu thư có 1,3 triệu fan trên TikTok, diện mạo và cuộc sống đời thật như búp bê "xé truyện" bước ra là ai?
Đang nằmg lướt lướt Tóp Tóp bỗng thấy một bài đăng giới thiệu quán cà phê không gian đẹp, đồ uống ngon, đầy đủ các góc check-in xịn xò - có thể ngay lúc đó bạn sẽ nghĩ: “Ái chà! Phải lưu lại để hôm nào đến thử mới được!”.
Hoặc ngược lại, vô tình xem được clip “bóc phốt” hàng quán nổi tiếng nào đó pha đồ uống tệ, thái độ nhân viên phục vụ không ổn, chưa kể, hình quảng cáo trên mạng một đằng ra ngoài đưa điện thoại lên chụp lại ra một nẻo... chắc chắn, bạn sẽ "rén" ngang.
Và như 1 hành động vô thức, bạn sẽ "chui" vào comment xem mọi người đang nói gì: Đồng tình? Phản đối? Chia sẻ trải nghiệm cá nhân? Hay đơn giản chỉ là "chấm hóng" để xem động thái tiếp theo của bên "bóc phốt" và "bị phốt"...?
Rất nhiều người ngoài kia đang như bạn!
Ý kiến của người trẻ về chuyện hóng phốt quán xá trên MXH
“Hóng phốt” thì ít mà xả stress thì nhiều nhờ đọc bình luận
Về sở thích xem các nội dung về quán xá trên MXH, dân tình chia làm 2 phe rõ rệt. Một nửa thấy content “bóc phốt” quán xá thú vị hơn và một nửa lại thích nội dung review đơn thuần. Đương nhiên có muôn vàn lý do cho đam mê “hóng phốt” như vì nội dung chê các quán thì thường chân thật, vì không có lửa làm sao có khói và đôi khi vì thấy vui khi đọc comment.
“Cái phốt đó đôi khi bình thường, không quá đáng, không quá mắc cười hay không quá tồi tệ nhưng mình thấy xả stress khi đọc comment” - Thuỷ Tiên (TP.HCM) chia sẻ.
Bổ sung thêm, Phạm Anh (TP.HCM) cho biết mình hóng drama quán xá nói chung và thị phi trên mạng nói riêng để suy luận trong đầu xem ai đúng ai sai, còn lại thì không thực sự quan tâm lắm.
Gia Ân (TP.HCM) bày tỏ quan điểm của mình khi đứng trước một bài đăng không tốt về quán xá: “Mình sẽ đọc bình luận xem ý kiến đó có nhiều người tương tác và đưa ra ý kiến đồng tình không thì mới quyết định xem có nên tin hay không.
Sau khi đọc ‘phốt’, không ít thì nhiều mình cũng sẽ có định kiến với quán nên thường không phải là người chủ động quyết định đi đến quán đó. Tuy nhiên nếu bạn bè rủ thì mình vẫn sẽ đi để biết ‘phốt’ đó có đúng sự thật không và mình có nên tiếp tục tin tưởng reviewer hay người đăng bài hay không”.
Hùng Nam (Hà Nội) lại cân nhắc kỹ càng đến các khía cạnh khác nhau của một bài “bóc phốt”. Anh chàng cho rằng ngoài những bài đăng chê là sự thật thì nhiều TikToker muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng nên “bóc phốt” bất chấp, làm ảnh hưởng đến quán.
Sẵn sàng "tố" nếu quán quá tệ, không như quảng cáo
Đa số ý kiến của mọi người đều cho rằng sẽ cảm thấy thất vọng, không đến ăn uống nữa khi biết các quán rất nổi bị “bóc phốt”, nhất là các đánh giá không tốt về đồ ăn vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ khách hàng.
Tuy nhiên cũng có người tiết lộ mình sẽ đến thử ngay cả khi quán bị “bóc phốt”. “Nếu quán đó quá hot thì mình cũng tò mò lắm. Nhất là khi quán ở trong khu vực mình đang sống nữa thì chắc là mình sẽ đến trải nghiệm” - Hải Đăng nói.
Vậy nếu trực tiếp gặp quán không tốt như quảng cáo hoặc có chất lượng tệ thì sao?
Hầu hết khách hàng trẻ đều không ngại lên tiếng, làm rõ sự thật.
Bản thân từng trải qua cảm giác đi quán rất nổi mà chất lượng không tốt, Thuỷ Tiên kể lại: “Đó là một quán cà phê, có cả đồ ăn đồ uống và được review nhiều vì view đẹp, giá cả hợp lý. Mình cảm thấy cũng oke, lại nhiều lầu có vẻ rộng rãi nên đã cùng bạn đến thử. Nhưng trái với kỳ vọng, đồ uống của quán dở tệ, view cũng không đẹp lung linh như trên mạng. Mình cũng không biết tại sao nó luôn đông như vậy”.
Trong tình huống này, Thuỷ Tiên cho biết nếu không gặp được chủ quán/quản lý và nói thẳng thì cô sẽ đánh giá 1 sao lên Google. Theo quan điểm của cô nàng, việc này nên nói trực tiếp với cấp trên của quán để họ chỉnh đốn lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Còn Hải Đăng tiết lộ sau khi trải nghiệm những quán nổi tiếng và thấy chất lượng không tốt mà vẫn có nhiều bình luận seeding cho quán bất chấp thì cô nàng sẽ thẳng thắn lên tiếng để cảnh báo cho mọi người.
Các bạn trẻ cũng có quan điểm tương tự nếu gặp vấn đề khi lê la quán xá. Phương án giải quyết được lựa chọn thường là góp ý trực tiếp hoặc nhắn tin riêng với quán đồng thời cảnh báo với bạn bè về quán và ngăn họ không đến nữa.
Phụ nữ số