MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Hốt bạc' thời kinh tế internet bùng nổ: Shipper giao đồ ăn công nghệ kiếm từ 30-40 triệu đồng mỗi tháng

15-01-2020 - 14:34 PM | Tài chính quốc tế

Thông thường một shipper giao đồ ăn công nghệ tại Trung Quốc làm việc mỗi ngày khoảng 10-12 tiếng. Mỗi tháng một người có thể kiếm được 30-40 triệu đồng.

Dưới cái lạnh cắt da 0 độ C của Bắc Kinh, những người giao thức ăn thường trùm kín mít. Giờ cao điểm họ chỉ có chạy. Chạy để kịp với thời gian mà các hàng ăn cam kết với khách thường dưới 30 phút, chạy để kịp giao nhiều đơn hàng hơn bởi giờ cao điểm là giờ kiếm nhiều tiền nhất. Và họ chạy nhanh để khiến cơ thể nóng lên, một cách chống chọi lại cái lạnh tốt nhất.

Thường một shipper làm việc mỗi ngày khoảng 10-12 tiếng. Hầu hết họ đều làm cho các công ty chuyên giao hàng và được lo chỗ ở.

"Sáng 11 giờ đi làm. Tối thì 7-8 giờ về. Thời gian tương đối dài. Thu nhập mỗi ngày cũng được hơn 300 tệ (tương đương hơn 1 triệu đồng Việt Nam), một nhân viên giao đồ ăn thuộc tập đoàn Meituan Trung Quốc cho biết.

Ở Trung Quốc có tới 350 triệu người thường sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn online, vì thế nghề này càng thiếu lao động. Mỗi tháng một người có thể kiếm được số tiền tương đương 30-40 triệu đồng. Tùy theo quãng đường mà một shipper được trả phí đơn hàng gần 1 USD, khoảng 20.000 đồng Việt Nam. Đằng sau họ là cả gia đình ở nông thôn nên ít ai than khổ.

Công ty phân tích dữ liệu Analysys International cho biết quy mô giao dịch tổng thể của thị trường giao nhận đồ ăn của Trung Quốc đạt 195,29 tỷ nhân dân tệ (27,4 tỷ USD), tăng 35% so với cùng kỳ trong quý 3 năm 2019.

Meituan Dianping và elema.com là hai ứng dụng giao đồ ăn được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc. Globaltimes dẫn thông tin từ công ty phân tích dữ liệu iiMedia Research có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết Meituan chiếm khoảng 65% thị phần. Số liệu khác từ Berstein cho biết Meituan chiếm khoảng 61% thị phần.

Hốt bạc thời kinh tế internet bùng nổ: Shipper giao đồ ăn công nghệ kiếm từ 30-40 triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 1.

Trong khi đó, các chuyên gia môi trường cho biết sẽ mất hơn 30 năm để rác thải nilon được sử dụng trong các dụng cụ giao hàng hay thìa, muỗng nhựa phân hủy nếu chúng bị chôn vùi trong bãi rác.

Các nhà quan sát cho biết việc mở rộng thị trường giao nhận đồ ăn cho thấy những thay đổi trong lối sống của người dân Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ với tiến trình đổi mới khoa học và ngành internet của Trung Quốc.

Lu Zhenwang, người sáng lập đơn vị tư vấn Shanghai Wanqing Commerce Consulting cho biết: "Mọi người chọn đồ uống để thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Các ứng dụng giao đồ ăn cung cấp nhiều loại lựa chọn thực phẩm hơn cho giới trẻ lựa chọn".

Theo Lu, toàn bộ hệ thống giao hàng, bao gồm cả trình độ của shipper đã được cải thiện. Các nhà hàng không đạt tiêu chuẩn đã bị loại bỏ bởi các nền tảng giao hàng, đây là một yếu tố hấp dẫn đối với nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi.

Trong một cuộc thăm dò trực tuyến do National Business Daily thực hiện trên Sina Weibo, gần 23% trong số 40.000 người được hỏi thừa nhận họ đã đặt đồ ăn trực tuyến đi mỗi ngày và gần 52% cho biết họ đã đặt hàng từ 1 đến 5 lần một tuần.

Theo ông Lu, với việc người Trung Quốc ngày càng giàu có sẽ khiến ngành công nghệ này tiếp tục chứng kiến ​​sự tăng trưởng ổn định 10-20% trong 5 đến 6 năm tới.

Hashtag "#Tiêu thụ thực phẩm mang đi ở Trung Quốc đạt 195,29 tỷ nhân dân tệ" đã nhanh chóng trở thành một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên Weibo. Bên cạnh những người ngạc nhiên về con số lớn này, một số người dùng cho biết họ quan tâm đến các vấn đề môi trường đằng sau ngành này.

"Chính phủ nên đưa ra các quy định bắt buộc đối với việc sử dụng bộ đồ ăn có thể phân hủy sinh học trong ngành sản xuất," Luo Yameng, chuyên gia về quy hoạch đô thị và thành phố sinh thái có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm Chủ nhật.

Theo Luo, vì Meituan Dianping và elema.com chiếm hơn 90% thị trường tiêu thụ, hai nền tảng nên được chính phủ quy định về việc thúc đẩy bộ đồ ăn có thể phân hủy sinh học.

Theo Thảo Nguyên

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên