HSBC: Nợ công tăng cao tạo sức ép thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
Báo cáo triển vọng Kinh tế Việt Nam 2017 từ Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải (HSBC) mới đây đã nhận định quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được hỗ trợ trong bối cạnh nợ công ngày càng tăng.
- 24-01-2017Năm 2017: VNPT, VTC, MobiFone đẩy mạnh triển khai cổ phần hóa
- 17-01-2017Định giá DN thiếu chính xác tới hàng nghìn tỷ đồng khi cổ phần hóa
- 17-01-2017Thủ tướng muốn doanh nghiệp Nhật tham gia cổ phần hóa DNNN
- 13-01-2017Cổ phần hóa VNPT và Mobifone: Nhà nước sẽ bán ra tối thiểu 35% cổ phần
Theo HSBC, nhu cầu đầu tư công vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng diễn ra tương tự đối với nhu cầu trong nước: cần được củng cố đáng kể bằng sự tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng Chính phủ nhanh, mà nếu không được kiểm soát có thể tạo ra những thách thức trong thời kỳ trung hạn.
“Mặc dù việc tập trung vào hiệu quả trong chi tiêu Chính phủ và thu thuế đã tăng lên nhưng nợ công vẫn phải chịu nhiều áp lực”, HSBC chỉ ra.
Cụ thể, phần lớn các khoản vay nợ này là dạng cho vay hỗ trợ phát triển dài hạn mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự chuyển đổi kinh tế từ một nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình. Nhưng một phần của các khoản vay này cần được tái tài trợ ở trên thị trường vốn quốc tế tại thời điểm mà lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ tăng.
Do đó, HSBC khuyến cáo việc cải cách tài chính công không nên chỉ bao gồm quản lý hiệu quả các nguồn quỹ đầu tư hay các khoản nợ mà còn phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tỷ lệ thoái vốn trung bình hiện tại ở các doanh nghiệp Nhà nước là 8%. Nói cách khác, Nhà nước vẫn nắm giữ 92% vốn điều lệ sau cổ phần hóa. Nhưng cải cách tư nhân có một sự tác động khi ngày 28/12/2016 một quyết định mới được ban hành, theo đó Chính phủ công bố tỷ lệ tổng sở hữu nhà nước trong "các doanh nghiệp" được lên danh sách cổ phần hóa.
Bởi trước đó Chính phủ chỉ quy định tỷ lệ sở hữu nhà nước theo ngành mà không quy định cụ thể các doanh nghiệp nhà nước nào dẫn đến việc thoái vốn thấp.
Mặt khác, quyết định mới này cũng đã liệt kê 103 doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ nắm giữ 100% cổ phần và khoảng 137 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa trong giai đoạn 2016-2020.
Trong số những doanh nghiệp được cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ trong bốn doanh nghiệp, giữ 50-65% trong 27 doanh nghiệp, và ít hơn 50% vốn trong 106 doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, điện hạt nhân, và in tiền sẽ không được cổ phần hóa. Quyết định này thay thế cho các quyết định trước và có hiệu lực từ ngày 15.2.2017.
“Theo quan điểm của chúng tôi, điều này có thể sẽ đẩy nhanh quá trình thoái vốn”, phía HSBC nhận định.