MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hương vị phở "treo" nghĩa tình Hà Nội: Khách nước ngoài đến vì ngon ngỡ ngàng, tuyệt đối không được làm việc này khi ăn

26-08-2024 - 12:05 PM | Thị trường

Hút chân thực khách không chỉ vì những tô phở nghĩa tình mà còn nhiều điều thú vị khác đằng sau quán phở “treo”.

Trong những ngày gần đây, một quán phở nhỏ nằm trên phố Bảo Khánh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người nhờ vào một hình thức từ thiện đầy ý nghĩa: “phở treo”. Ngay lập tức, hình thức này nhanh chóng lan tỏa, khiến quán phở ngày càng trở nên nổi tiếng và được công chúng đặc biệt quan tâm. Giữa lòng Hà Nội hoa lệ nơi mà con người ta thường mặc định là nhịp sống tấp nập, hối hả. Nhưng ẩn sâu bên trong vẻ nhộn nhịp ấy, thành phố này vẫn luôn tồn tại những điều bình dị, nơi lòng tốt, sự hào sảng, sẻ chia mà mọi người dành cho nhau.

Phở "treo" và hương vị sẻ chia giữa lòng Hà Nội

Phở treo là mô hình hoạt động do vợ chồng chị Phan Lệ mở ra, nhằm san sẻ phần nào những bữa ăn chất lượng cho những người yếu thế, người lao động nghèo, những hoàn cảnh khó khăn giữa lòng đô thị. Xuất phát từ hình thức cà phê "treo" dành cho người khó khăn ở Italy trong đại dịch COVID-19 và một vài mô hình cơm "treo" ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ hơn một tháng nay, chị Nguyễn Thị Cát Lệ cùng gia đình đã quyết định thực hiện mô hình này ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội.

Hương vị phở

Hương vị phở

Hiện tại, quán thực hiện tự "treo" 30 bát mỗi ngày làm từ thiện, số bát còn lại tăng lên là do khách đến ăn treo tiếp. Khách đến đây bắt đầu "treo" từ số 31 trở đi. Những suất "treo" còn lại của ngày hôm trước chưa được dùng sẽ được quán cộng dồn sang ngày hôm sau.

Có rất nhiều người khi đi qua nơi này đã bị ấn tượng bởi tấm biển đề chữ phở "treo” ở ngoài cửa. Hơn nữa, nhờ vào những video lan tỏa trên mạng xã hội do các nhà sáng tạo nội dung số thực hiện, quán tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều người hơn. Họ tìm đến không chỉ để thưởng thức món ăn mà còn để đăng ký "treo" phở. Số lượng phở “treo” cũng vì thế mà nhận lên gấp bội và lại có thêm nhiều người lao động nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn có một bữa ăn miễn phí.

Hương vị phở

Hương vị phở

Quán phở "treo" giúp nhân lên những điều tử tế.

Từ ngày mở phở "treo", chị Lệ chưa bao giờ chủ động kêu gọi khách hàng "treo" phở lại quán. Vì những lý do nhạy cảm khách quan, chị không chọn cách giới thiệu về phở “treo” bằng lời, thay vào đó chị truyền tải thông điệp qua những dòng chữ ghi chú trong quán. “Đây là một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương”. Nói thêm về điều này chị Lệ cho biết: "Khách ăn hàng có thể đặt trước một suất ăn để mời một người không đủ điều kiện có một suất ăn đàng hoàng. Bằng cách này, người cho né được tiếng “khoe khoang” mà vẫn tự thấy thật hào phóng, còn người nhận thì không nhất thiết phải “cúi đầu” vì miếng ăn. Những gì sót lại là những năng lượng tích cực trong cuộc sống và những giá trị tốt đẹp ta để lại cho nhau".

Phở “treo” đổi nụ cười

Mỗi ngày, quán phở "treo" nằm trên phố Bảo Khánh, Hà Nội, đều dành khoảng 30 phần phở cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người đến quán có thể nhận từ 1 đến 2 phần, tuỳ vào nhu cầu của họ. Dù đã có nhiều bài viết giới thiệu về hình thức từ thiện ý nghĩa này, nhưng chỉ khi tận mắt chứng kiến những gì diễn ra tại đây, bạn mới thực sự cảm nhận được lòng nhân ái và sự sẻ chia chân thành của chủ quán cùng nhân viên.

Vào những buổi sáng sớm, khi con phố Bảo Khánh còn tĩnh lặng, quán phở "treo" đã bắt đầu nhộn nhịp. Những phần phở nghi ngút khói được treo sẵn, chờ đợi những vị khách đặc biệt. Khung cảnh này không chỉ mang lại niềm vui và sự ấm áp cho người nhận mà còn khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xúc động. Đối với những người lao động, bữa phở miễn phí này không chỉ giúp họ có một bữa ăn no đủ, mà còn là sự động viên tinh thần trong cuộc sống đầy khó khăn.

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bước vào quán và nhận phần ăn từ thiện. Có những người đến đây với ánh mắt ngần ngại, những bước chân chần chừ, đứng từ xa và không dám ngỏ lời, sợ làm phiền đến chủ quán đang tất bật. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều tình huống như vậy, nhưng với sự nhạy cảm của mình chị Lệ luôn để ý đến những ánh mắt ấy. Chỉ cần một cái vẫy tay nhẹ nhàng từ chủ quán, những bước chân vội vã của họ lại tiến vào quán để nhận lấy một phần phở nghĩa tình.

Hương vị phở

Hương vị phở

Với những người dân lao động, có hoàn cảnh khó khăn đôi khi họ chẳng dám mơ về những bát phở nóng hổi, ấy vậy sự xuất hiện của quán phở treo ở góc đường Bảo Khánh đã trở thành trạm dừng chân đầy ý nghĩa. Những bát phở "treo" không chỉ giúp những họ có được một bữa ăn ngon, mà còn mang đến cho họ sự ấm áp giữa nhịp sống hối hả nơi phố thị này.

Hút chân thực khách không chỉ ở sự tử tế mà ở hương vị đậm đà

Tồn tại đến nay đã ngót nghét hơn 40 năm, vậy nên trước khi được biết đến rộng rãi với cái tên phở “treo”, quán đã là điểm đến của nhiều thực khách, cả trong và ngoài nước.

Quán phở treo không phải là một nhà hàng sang trọng, mà là một quán ăn nhỏ, giản dị, mang đậm chất Việt. Quán bài trí cả bàn ghế bên trong lẫn bên ngoài, khu vực trong nhà gồm tầng 1 và tầng 2 được trang bị quạt mát mẻ. Tuy không gian hơi nhỏ hẹp nhưng lại mang tinh thần quán ăn trên phố cổ, bàn ghế cũng được bày trí hợp lý, sạch sẽ tạo nên một cảm giác gần gũi và quen thuộc. Chủ quán và nhân viên luôn nhiệt tình, thân thiện, khiến bất kỳ ai bước vào cũng cảm thấy như được chào đón như những người bạn.

Hương vị phở

Hương vị phở

Quán Tuệ An vốn nổi tiếng với món phở gia truyền. Nước dùng của quán được chế biến từ xương bò hầm lâu, mang lại vị ngọt thanh và đậm đà tự nhiên, không bị lợ. Phở bò của quán có nhiều lựa chọn, từ tái, chín, gân, đến nạm. Thịt bò mềm, được thái mỏng vừa phải và trần qua đúng độ, giữ được độ mềm nhưng không quá dai. Sợi phở mềm vẫn giữ được độ dai vừa phải, không bị nát, khiến thực khách dễ dàng cảm nhận được độ tươi ngon của nguyên liệu. Khi thưởng thức, thực khách có thể thêm một chút giấm tỏi và tương ớt cay do quán tự làm, cùng với quẩy giòn để tạo nên một tổng thể hương vị hài hòa.

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Không chỉ nổi tiếng với phở mà quán ăn này còn có món bánh cuốn cũng chất lượng không kém. Mỗi phần bánh cuốn tại đây gồm có 8 chiếc bánh, đầy đặn với lớp vỏ bánh mỏng trong suốt, vừa có độ dai vừa phải. Bên trong, nhân bánh được làm từ thịt băm và mộc nhĩ được xào chín tới. Quán còn phục vụ thêm chả hoặc thịt nướng, tùy theo nhu cầu của khách hàng. Trên mỗi đĩa bánh có một ít ruốc thịt cùng hành khô phi thơm được rắc lên trên. Gắp miếng bánh cuốn có thể thấy được lớp vỏ trong, mỏng nhưng vẫn có độ dai cùng phần nhân vừa đủ, ăn kèm nước chấm ngọt thanh làm hương vị bánh cuốn thêm đậm đà.

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Hương vị phở

Một trong những điểm thú vị thường xuyên xuất hiện tại Tuệ An là các đoàn khách Tây thường đến quán để trải nghiệm tự tay tráng bánh cuốn. Hoạt động này thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là những ai muốn khám phá nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành thạo kỹ thuật tráng bánh mỏng tang trên nồi hấp nóng rực. Dẫu thế những tiếng cười, hò reo, cổ vũ và cả tiếng những người khách tỏ ra thất vọng khi làm hỏng bánh đều để lại những kỉ niệm mùa hè khó phai.

Hương vị phở

Một vị khách người nước ngoài sau khi đến thưởng thức phở tại quán đã không giấu được sự hài lòng: “Bánh cuốn và phở Việt Nam chính hiệu ngon tuyệt với đội ngũ nhân viên rất nồng hậu”. Anh chàng còn cho biết thêm rằng trong lần ghé thăm quán, họ đã được phục vụ bởi một người nhân viên Việt Nam vô cùng kiên nhẫn. Anh này không chỉ giúp họ trả lời các câu hỏi qua Google Dịch mà còn tận tình chỉ dẫn cách thêm gia vị vào phở bằng cử chỉ. Điều đặc biệt hơn, khi biết cha của vị khách này bị dị ứng với cá, nhân viên đã nhanh chóng chuẩn bị nước chấm riêng để đảm bảo an toàn cho ông. "Chúng tôi cảm nhận được tình yêu trong đồ ăn và trong dịch vụ. Chắc chắn sẽ quay lại trong chuyến thăm Hà Nội tiếp theo của chúng tôi!" - vị khách nước ngoài chia sẻ.

Luật lệ hiếm gặp 

Bên cạnh mô hình phở "treo", chị Lệ cũng đang triển khai song song hai dự án "Bát cơm nhân ái" và "Tủ thuốc miễn phí". Toàn bộ số tiền ủng hộ của khách ăn ở quán sẽ được dùng vào việc chuẩn bị suất cơm cho các bệnh nhân đang điều trị ở một số bệnh viện lớn, người già neo đơn hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.

Thêm một điểm nữa ở quán phở của chị Lệ có lẽ ít người để ý rằng, ngay khu vực thanh toán có một tấm biển nhỏ với nội dung: “Quý khách vui lòng không thanh toán hộ”. Nếu là khách quen của quán phở này, nhiều người sẽ không thấy xa lạ với hình ảnh trên. Tuy nhiên với những người lần đầu ghé đến quán sẽ không tránh được sự ngạc nhiên. Không phải là “Quý khách vui lòng thanh toán bằng tiền mặt” hay “Quán không nhận thanh quán thẻ” mà lại là dòng chữ “Quý khách vui lòng không thanh toán hộ”.

Hương vị phở

Thời gian đầu xuất hiện tấm biển “Quý khách vui lòng không thanh toán hộ!” tôi có chút “ngỡ ngàng” bởi thói quen trả tiền hộ bạn bè, đồng nghiệp là việc nên làm để giữ mối quan hệ, tạo thiện cảm. Giống như anh N.T.H (Ba Đình, Hà Nội), một vị khách lâu năm của quán phở chia sẻ: “Khu vực quanh đây cũng có khá nhiều cơ quan, văn phòng vậy nên việc thanh toán hộ bạn bè, đồng nghiệp không còn là điều quá mới mẻ. Tôi đã từng một lần có ý định thanh toán cả phần ăn của mình và của sếp nhưng đã bị chị Lệ từ chối khiến tôi và sếp phải bàn bạc với nhau. Sau khi có sự thống nhất của đôi bên, lúc đó chủ quán mới để tôi trả tiền. Tôi thấy việc làm này rất văn minh, thể hiện sự tinh tế của chủ quán bởi không phải ai chủ quán cũng quyết liệt không cho thanh toán hộ như vậy”.

Hương vị phở

Hương vị phở

Đứng trước sự thắc mắc về tấm bảng nhỏ ấy, chị Lệ cho biết, quy định này nhằm tránh những tình huống khó xử cho cả người trả và người được trả tiền. "Mỗi người khi đi ăn uống, sử dụng dịch vụ đều chuẩn bị cho mình một khoản tiền để chi trả. Số tiền thanh toán hộ nếu ít thì không sao, nhưng nếu nhiều thì đôi khi trở thành “gánh nặng”, người được thanh toán lại chịu cảm giác mang ơn”. Hơn nữa, nhiều khách hàng cũng chia sẻ rằng khi họ đến quán để mời bạn bè, đồng nghiệp dùng bữa, họ chỉ mong muốn được tự trả tiền cho phần của mình mà không bị ai khác thanh toán hộ.

Hương vị phở

Việc quán phở không chấp nhận thanh toán hộ, trừ khi được cả hai bên đồng ý, đã giúp tạo ra một không gian ăn thoải mái cho tất cả mọi người. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, cho rằng quán có vẻ khắt khe hoặc thậm chí hơi thừa, nhưng nó lại phản ánh sự văn minh cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Hương vị phở

Hương vị phở

Giờ đây, phố Bảo Khánh không chỉ còn tiếng những tán lá xì xào trước gió, tiếng nồi niêu, bát đũa từ các hàng quán mà cả những tiếng cười nói cùng sự ấm áp lan tỏa bên nồi phở nóng hổi. Trong nhịp sống hối hả, đôi khi chỉ cần một nụ cười, một cử chỉ thân thiện hay một hành động chia sẻ nhỏ cũng đủ để làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Theo H. Trang - Thiết kế: Hồng Trường

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên