Huyện ven biển được đặt tên từ 555 năm trước sẽ sớm lên thị xã
Địa phương xác định sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- 15-10-2024Chuyển động mới ở tuyến metro 43.700 tỷ đồng dài nhất Việt Nam: 16 năm chờ đợi sắp có hồi kết?
- 15-10-2024Phương án nào về giá bán điện mặt trời mái nhà dư cho EVN?
- 15-10-2024Nợ Chính phủ an toàn, năm 2025 cần vay hơn 815.000 tỷ
Theo Quyết định số 485/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hoằng Hóa đến năm 2045, đ ến năm 2030, xây dựng và phát triển Hoằng Hóa trở thành thị xã, đô thị loại 4 , đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; du lịch, dịch vụ thương mại, nông nghiệp - thủy sản; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
Để từng bước hiện thực mục tiêu này, huyện đã tiến hành lập các quy hoạch lớn, quan trọng và được UBND tỉnh phê duyệt, như: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070; điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Tiến đến năm 2030; điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bút Sơn đến năm 2040; phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Thịnh Lộc... Đồng thời, đã hoàn thành phê duyệt 21/22 đồ án quy hoạch chung các xã trên địa bàn.
Theo Báo Thanh Hoá , Hoằng Hóa chú trọng trong việc tạo không gian, cảnh quan kiến trúc đô thị, thu hút phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương. Tiến hành lập quy hoạch chi tiết nhiều công viên tập trung trên địa bàn, như: Trung tâm văn hóa phía Bắc (đang đầu tư xây dựng); Công viên thị trấn Bút Sơn với diện tích 8,4ha; Công viên Hoằng Trường với diện tích khoảng 2ha; Quảng trường xã Hoằng Tiến với diện tích 1,8ha...
Đặc biệt, để tạo động lực thúc đẩy phát triển, huyện Hoằng Hóa quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn.
Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, huyện Hoằng Hóa có 2 KCN: KCN Phú Quý với diện tích 545ha (đến năm 2045 mở rộng thành 845ha) và KCN Bắc Hoằng Hóa với diện tích 157ha (đến năm 2045 là 273,8ha); 6 CCN với tổng diện tích 334ha (gồm: CCN Thái Thắng 50ha, CCN Hoằng Đông 30ha, CCN Hoằng Quỳ 55ha, CCN Phú Quý 74ha, CCN Hoằng Sơn 50ha, CCN Đạt Tài 75ha).
Hiện nay, quy hoạch chung KCN Phú Quý đã được phê duyệt; đang trình phê duyệt quy hoạch phân khu làm cơ sở để triển khai thực hiện; đồng thời đang triển khai lập quy hoạch phân khu KCN Bắc Hoằng Hóa; 2 CCN Bắc Hoằng Hóa, CCN Thái Thắng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp.
Hoằng Hóa cải thiện môi trường đầu tư
Huyện đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư; làm tiền đề quan trọng để thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp với tổng mức đầu tư khoảng 9.500 tỷ đồng; điển hình như các dự án: Khu đô thị ven sông Gòng 1.502 tỷ đồng; khu dân cư đô thị số 01 tại xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa 430 tỷ đồng; khu dân cư đô thị số 02 tại xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa 1.955 tỷ đồng
Cùng đó, còn có dự án Flamingo Linh Trường Khu A 3.500 tỷ đồng; và Khu B 1.570 tỷ đồng; Siêu thị The City với tổng mức khoảng 70 tỷ đồng; dự án khu dân cư và thương mại chợ Vực của Công ty Lightland với tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng và nhiều dự án khác đang lập đề án để trình với cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Huyện sẽ dành sự quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, đặt trách nhiệm và tình cảm trong từng quyết định và hành động để Hoằng Hóa thực sự trở thành đô thị văn minh, người dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong hành trình đó, huyện Hoằng Hóa rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để sớm đưa huyện Hoằng Hóa trở thành thị xã, đô thị loại 4 vào trước năm 2030”, Bí thư Huyện ủy Hoằng Hóa Lê Xuân Thu nhấn mạnh.
Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 15 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 155 km. Huyện Hoằng Hóa có diện tích tự nhiên 203,87 km2, dân số năm 2022 là 264.600 người, mật độ dân số đạt 1.298 người/km². Huyện này hiện có 36 xã, 1 thị trấn.
Theo Cổng thông tin Hoằng Hóa , tên gọi Hoằng Hóa có từ thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1469).
Hoằng Hóa có 3 hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tuyến Quốc lộ 1A và đoạn đường sắt chạy song song qua huyện 11 km, có cầu Tào nối liền giữa hai vùng trong huyện, cầu Hàm Rồng, cầu Hoàng Long, cầu Nguyệt Viên thông thương với thành phố, tạo thành trục giao thông chính xuyên Việt rất thuận lợi. Riêng giao thông đường thủy thì có cả đường sông và đường biển. Đường sông chủ yếu là sông Mã, sông Tuần là nơi giao thông thuận tiện từ miền xuôi lên miền núi. Đường biển là tuyến hàng hải thích hợp vào Nam ra Bắc dễ dàng.
Huyện Hoằng Hóa có mỏ sắt ở núi Trà; nhôm, a-mi-ăng, mi-ca… ở núi Trường và thạch anh ở Hoằng Hải, tuy nhiên trữ lượng không đáng kể.
Nhịp sống thị trường