IMF gọi chính sách zero Covid của Trung Quốc là "gánh nặng" với kinh tế toàn cầu
Giám đốc điều hành quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố chính sách Zero Covid của Trung Quốc đang "ngày càng giống một gánh nặng", cản trở sự phục hồi kinh tế của cả quốc gia này và thế giới.
- 21-01-2022Dân mạng phẫn nộ, xót xa và phản ứng đáng kinh ngạc của ông bố mắc Covid-19 khi làm việc điên cuồng để có tiền tìm con
- 20-01-2022Lịch trình 2 bệnh nhân Covid-19 gây bão tại Trung Quốc: Người nghèo làm 30 công việc trong 2 tuần, kẻ giàu shopping, ăn uống khắp thành phố
- 19-01-2022Cái kết như mơ của cô gái mắc kẹt trong nhà bạn trai mới quen vì Covid-19: Cuộc đời luôn có những mặt tích cực
- 19-01-2022WHO cảnh báo: Đừng chủ quan, Omicron chưa phải dấu chấm hết cho đại dịch Covid-19
- 16-01-2022Hy vọng từ vắc-xin Covid-19 của Cuba
Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến The Davos Agenda, Kristalina Georgieva của IMF cho biết chiến lược phòng dịch của Trung Quốc, dù thành công ban đầu, nhưng đang mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, Zero Covid hướng tới loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh ngoài cộng đồng với những biện pháp như cách ly, truy vết, kiểm dịch ở biên giới…. "Áp dụng chính sách này trong một thời gian khá dài đã ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, với biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao, việc dập dịch hoàn toàn khó có thể đạt được với biện pháp này", Georgieva cho biết.
Thay vào đó, Giám đốc điều hành IMF tin rằng những hạn chế này sẽ gây thêm gánh nặng cho nền kinh tế, tạo ra nhiều rủi ro hơn không chỉ với Trung Quốc mà còn cả phần còn lại của thế giới khi mà Trung Quốc vẫn được mệnh danh là "công xưởng của thế giới".
Hai năm sau khi đại dịch xuất hiện, bà Georgieva lưu ý rằng điều quan trọng nhất là các quốc gia phải đánh giá lại cách đối phó với dịch bệnh. Trong trường hợp của Trung Quốc, việc ngăn chặn hoàn toàn đại dịch sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng với nền kinh tế.
"Điều mà biến thể Omicron đang dạy tất cả chúng ta là khả năng lây lan mạnh, khó bị ngăn chặn hơn nhiều. Việc ngăn chặn nó chắc chắn sẽ tốn kém và ảnh hưởng tới nền kinh tế", Georgieva nói.
Hiện tại, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy nền kinh tế của mình trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Vào giữa tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã lần đầu tiên cắt giảm lãi suất kể từ khi dịch bệnh xảy ra. Các khoản vay được hạ lãi gồm vay doanh nghiệp và hộ gia đình.
Bà Georgieva tin rằng Trung Quốc có thể sẽ ban hành thêm các biện pháp kích thích vì chống dịch dường như vẫn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong năm 2022.
"Trừ khi chúng ta tạo ra được các biện pháp bảo vệ trên quy mô toàn cầu, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự gián đoạn do Covid-19. Tương lai sẽ không tươi sáng như chúng ta mong muốn", bà Georgieva nói.
Trở lại tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, các đợt bùng phát đang diễn ra nhiều hơn trên phạm vi rộng và khó kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, hàng loạt những sự việc đau lòng xảy ra do sự cứng nhắc trong việc thực thi chiến lược Zero Covid cũng tạo ra những làn sóng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Vài ngày trước, một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy một phụ nữ mang thai đã mất con vì không thể vào bệnh viện cấp cứu do giấy xét nghiệm Covid-19 hết hạn vào buổi sáng. Một người khác cũng nói rằng bố anh ta qua đời vì bị bệnh viện từ chối tiếp nhận dù có đầy đủ giấy tờ liên quan tới việc âm tính.
Một mặt trái khác của xã hội cũng được hé lộ thông qua lịch trình của những người giàu và người nghèo mắc Covid-19. Mới chỉ vài ngày gần đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước lịch trình di chuyển dày đặc để mưu sinh của một người đàn ông nhập cư 44 tuổi, tới Bắc Kinh với hy vọng tìm đứa con trai mất liên lạc nhiều năm trước. Sự khắc khổ của ông còn được "tô vẽ" thêm bởi lịch trình di chuyển của một người, được cho là giàu có, với chỉ toàn những địa điểm sang chảnh. Cả hai người đều dương tính với Covid-19.