MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

IMF và World Bank sẽ bắt tay giải quyết suy thoái toàn cầu

Các "vệ sĩ" kinh tế toàn cầu sẽ có một cuộc hội đàm trong tuần tới. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh diễn ra cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào vaccine Covid-19.

Theo kế hoạch, sáng ngày 12/10/2020 sẽ khai mạc Hội nghị Thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) theo hình thức trực tuyến. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm được phối hợp giữa IMF và WB, quy tụ các Thống đốc Ngân hàng Trung Ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc điều hành khu vực tư nhân, và các đại diện từ các tổ chức xã hội và các học giả để thảo luận về các vấn đề, các mối quan tâm toàn cầu, bao gồm: triển vọng kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, và hiệu quả viện trợ. Dự kiến, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 12-18/10/2020.

IMF và WB sẽ kêu gọi Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) gia hạn việc hoãn nợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Các khoản nợ này sắp đến hạn thanh khoản vào cuối năm nay.

Trong tháng trước, IMF đã có bản báo cáo cập nhật dự báo tăng trưởng năm 2020, cảnh báo rằng sự phục hồi sẽ kéo dài và không đồng đều giữa các quốc gia.

IMF đã khuyến khích các chính phủ chi tiêu lớn để đối phó với khủng hoảng. Cho dù, họ đã cảnh báo rằng tỷ trọng nợ trên GDP sẽ lần đầu tiên tăng lên khoảng 100%.

Các quan chức IMF hồi đầu tháng này đã đề xuất cải cách cơ cấu lại nợ cho các quốc gia gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Gánh nặng nợ nần có thể sẽ tăng lên khi đại dịch tấn công các nền kinh tế. Theo Phó giám đốc điều hành Geoffrey Okamoto, các lỗ hổng nợ nần sẽ là chủ đề chính của các cuộc họp giữa các tổ chức này.

Vào tháng 4, nhóm G20 đã đồng ý hoãn thanh khoản hàng tỷ đô la cho các quốc gia nghèo đến cuối năm. Ngân hàng Thế giới cho biết như vậy vẫn chưa đủ, họ còn muốn giảm các khoản vay ngăn chặn tình trạng thất thoát lớn hơn.

IMF cũng đang nỗ lực chuyển các tài sản dự trữ hiện có từ các nước giàu sang các nước nghèo hơn - được gọi là quyền rút vốn đặc biệt. 

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, từ nay đến năm 2023, các nước châu Phi sẽ cần 1.200 tỷ USD để khắc phục thiệt hại kinh tế Covid-19. Bà nhấn mạnh, tất các các quốc gia và các tổ chức trên toàn cầu cần phải hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ châu Phi đối phó với giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp khu vực này phục hồi sau khủng hoảng.

H.S

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên