Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét?
Khả năng sống sót khó có thể xảy ra của Koepcke đã trở thành chủ đề của nhiều đồn đoán.
- 12-01-2024Quét laser, "thung lũng ma" 30.000 dân hiện ra giữa rừng Amazon
- 11-06-2023Phép mầu Colombia: Cô bé 13 tuổi bảo vệ 3 em trai giữa rừng Amazon suốt 40 ngày
- 18-05-2020Cảnh báo đáng sợ: Sau khi hết Covid-19, rừng Amazon sẽ là nguồn lây nhiễm virus corona kế tiếp và lỗi hoàn toàn nằm ở con người
Vào đêm Giáng sinh năm 1971, Juliane Koepcke, lúc đó mới 17 tuổi, là người sống sót duy nhất trên chuyến bay LANSA 508, đang đi từ Lima, thủ đô của Peru, đến Panguana.
Sau khi bị sét đánh, máy bay đã bị phá vỡ giữa không trung, Juliane lúc này vẫn được buộc chặt trên ghế, lao thẳng xuống rừng nhiệt đới Amazon của Peru ở độ cao 3.000 mét.
Bất chấp hoạt động tìm kiếm kéo dài 10 ngày và cuối cùng bị bỏ dở do không có bất kỳ dấu hiệu nào của chuyến bay. Nhưng trên thực tế, Juliane đã có gắng vượt qua mọi khó khăn để sống sót đơn độc trong rừng nhiệt đới, sau đó cô được ngư dân địa phương giải cứu và trở thành người sống sót duy nhất sau vụ việc bi thảm.
Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954 tại Lima, Juliane Koepcke là con duy nhất của nhà động vật học người Đức Maria và Hans-Wilhelm Koepcke.
Cha mẹ cô đang tham gia vào công việc khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lima vào thời điểm cô sinh ra.
Năm 14 tuổi, Juliane cùng cha mẹ rời khỏi Lima để thành lập trạm nghiên cứu Panguana trong rừng nhiệt đới Amazon. Chính trong môi trường độc đáo này, cô đã có được những kỹ năng sinh tồn quý giá.
Juliane Koepcke không biết điều gì đang chờ đợi cô vào ngày 24 tháng 12 năm 1971, khi cô bước lên chuyến bay LANSA 508.
Vào đêm Giáng sinh, khi hai mẹ con chờ lên máy bay, họ thấy mình đang ở một sân bay nhộn nhịp, chật cứng vì một số chuyến bay bị hủy từ ngày hôm trước.
Viết về ký ức của mình về chuyến bay trên Reader's Digest năm 2013, cô nhớ nửa giờ đầu tiên khá suôn sẻ. Mọi người đều có đồ ăn nhẹ, tất cả đều cảm thấy thư giãn.
Nhưng sau đó, mọi thứ trở nên điên rồ. Máy bay gặp phải giông bão và sấm sét khắp nơi. Mọi người bắt đầu hoảng loạn, la hét và khóc.
Máy bay bị lắc lư và các khay bánh sandwich bay khắp nơi. Mẹ của Juliane, một người hay lo lắng, đã cố gắng trấn an cô ấy và nói: "Hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn".
Sau đó, chiếc máy bay lao thẳng xuống đất và rơi khỏi bầu trời, mẹ của Juliane chỉ nói: "Bây giờ mọi chuyện đã kết thúc".
Khi chiếc máy bay bắt đầu tan rã giữa không trung, Juliane Koepcke và chiếc ghế mà cô đang ngồi bị tách rời khỏi chiếc máy bay vỡ vụn.
“Mẹ tôi không còn ở bên cạnh tôi nữa và tôi cũng không còn ở trên máy bay nữa”, Koepcke viết trong cuốn hồi ký có tên “Khi tôi từ trên trời rơi xuống - When I Fell From the Sky”.
“Tôi vẫn bị trói vào chỗ ngồi, nhưng tôi chỉ có một mình. Ở độ cao khoảng mười ngàn feet, tôi chỉ có một mình. Và tôi đang rơi xuống, cắt ngang bầu trời…”
Koepcke sống sót sau cú ngã nhưng bị thương - như gãy xương đòn, cùng với vết cắt sâu trên cánh tay phải, chấn thương mắt...
Cô viết trong hồi ký của mình, khu rừng đã “cứu mạng tôi”, những tán lá đã giảm bớt tác động của cú ngã từ độ cao 10.000 feet.
Nhớ lại lời khuyên của cha, cô nghĩ về những lời nói khôn ngoan của ông: “Nếu con có bao giờ bị lạc trong rừng, hãy tìm nguồn nước và lần theo đường đi của nó. Nó sẽ dẫn con đến một nguồn nước lớn hơn và rất có thể là nơi định cư của con người”.
Cuối cùng, Koepcke đã dành 11 ngày trong rừng nhiệt đới Peru, phần lớn thời gian đó cô dành để đi men theo một con lạch đến một con sông.
Khi ở trong rừng, cô phải đối mặt với những vết côn trùng cắn nghiêm trọng và sự xâm nhập của ấu trùng ruồi trâu vào cánh tay bị thương của mình.
Khi tiếp tục bước đi, Juliane cũng tìm thấy thi thể của những nạn nhân vụ tai nạn máy bay khác, nhiều người trong số họ vẫn bị trói vào ghế.
"Tôi rất kinh hoàng – tôi không muốn chạm vào họ nhưng tôi muốn chắc chắn rằng mẹ tôi không phải là một trong số họ. Vì vậy, tôi lấy một cây gậy và đánh bật một chiếc giày ra khỏi một trong những thi thể.
Móng chân có sơn và tôi biết đó không thể là mẹ tôi vì bà chưa bao giờ sử dụng sơn móng chân", cô nhớ lại.
Đến ngày thứ 10, Koepcke gần như kiệt sức. Cô chỉ ăn một túi kẹo tìm thấy ở hiện trường vụ tai nạn và nghĩ rằng mình có thể sẽ chết đói.
Cuối cùng, Koepcke đã tìm được một khu cắm trại do ngư dân địa phương dựng lên. Cô tự sơ cứu những vết thương trên cơ thể mình, trong đó có việc đổ xăng lên cánh tay để đuổi giòi ra khỏi vết thương.
Ngày hôm sau, ngày 3 tháng 1 năm 1972, Juliane cuối cùng được ba ngư dân phát hiện và giúp cô đến nơi an toàn.
Sau khi được giải cứu, Juliane biết được rằng cô là người sống sót duy nhất sau vụ tai nạn LANSA. Tổng cộng có 91 người đã thiệt mạng, trong đó có mẹ cô là Maria.
Sau khi bình phục vết thương, Koepcke đã hỗ trợ các nhóm tìm kiếm xác định vị trí hiện trường vụ tai nạn và thu hồi thi thể các nạn nhân. Thi thể của mẹ cô được phát hiện vào ngày 12 tháng 1 năm 1972.
Koepcke sau đó trở về quê hương của cha mẹ cô - Đức. Giống như cha mẹ mình, Koepcke sau đó đã tại Đại học Kiel và tốt nghiệp năm 1980.
Cô nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Ludwig Maximilian của Munich và trở về Peru để tiến hành nghiên cứu về động vật có vú, chuyên về loài dơi.
Năm 1989, Koepcke kết hôn với Erich Diller, một nhà côn trùng học người Đức chuyên nghiên cứu về ong bắp cày ký sinh. Năm 2000, sau cái chết của cha cô, cô đảm nhận vị trí giám đốc của Panguana.
Sự sống sót của Koepcke đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách và phim, bao gồm cả bộ phim kinh phí thấp và hư cấu "I miracoli accadono ancora (1974)" của nhà làm phim người Ý Giuseppe Maria Scotese, được phát hành bằng tiếng Anh với tên Miracles Still Happen.
Câu chuyện của Koepcke được chính Koepcke kể một cách chân thực hơn trong bộ phim tài liệu "Wings of Hope (1998)" của nhà làm phim người Đức Werner Herzog.
Tham khảo: Rarehistoricalphotos
Đời sống & pháp luật