KCN Thăng Long – ‘gà đẻ trứng vàng’ của Đông Anh Licogi
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long – chủ đầu tư KCN cùng tên đã đều đặn đem lại cho Đông Anh Licogi khoản cổ tức gần trăm tỷ đồng mỗi năm.
- 29-08-2023Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam, nhìn lại dấu ấn của các “sư tử” Singapore: Loạt siêu dự án tỷ đô, BĐS đắc địa, nắm cổ phần Vinamilk, Masan, Thaco...
- 29-08-2023Công ty vốn 5 tỷ đi vay nước ngoài 1.400 tỷ đồng với lãi suất 20%/năm để mua cổ phiếu ACB đã trả hết khoản nợ này sớm một năm
- 29-08-2023Lộ diện doanh nghiệp vừa phát hành 1.900 tỷ trái phiếu đầu tư vào nhiều dự án tỷ đô của Vingroup
Như Nhadautu.vn đã đưa tin, trong buổi tiếp và làm việc mới đây với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, ông Akito Shiraishi, Phó tổng quản lý ban Kinh doanh hạ tầng tiếp vận Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo) cho biết Tập đoàn và Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long sẽ nghiên cứu đầu tư một dự án khu công nghiệp với quy mô hơn 300ha tại Nam Định.
Sumitomo Corporation không phải cái tên quá xa lạ ở Việt Nam, đây là tập đoàn có khẩu vị đầu tư các dự án bất động sản khu công nghiệp, và đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi thông qua Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nhận phát hành riêng lẻ 15% cổ phần từ VPBank, sau khi mua lại 49% vốn FE Credit từ nhà băng này vào cuối năm 2021. Hay, trước đó nữa thương vụ SMBC rút vốn khỏi EIB sau 16 năm làm cổ đông chiến lược.
Đối tác muốn cùng Sumitomo đầu tư khu công nghiệp ở Nam Định – Công ty TNHH Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long, là cái tên đáng chú ý.
Cụ thể, KCN Thăng Long được thành lập vào năm 1997, là liên doanh giữa Summit Global Management II B.V (thành viên khác của Sumitomo) – nắm 58%; và CTCP Cơ khí Đông Anh Licogi – UPCOM: CKD (42%).
Thời hạn hoạt động của liên doanh này là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tiên. Sau khi kết thúc thời hạn hoạt động, toàn bộ tài sản cố định của công ty liên doanh được chuyển giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam.
Tại BCTC thời điểm 30/6/2023, số vốn đầu tư vào KCN Thăng Long của Đông Anh Licogi là 164,4 tỷ đồng (chiếm 42%), trong khi vốn góp của Sumitomo đạt 227,1 tỷ đồng (tương đương 58%).
Theo Giấy phép số 1845 ngày 10/10/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án KCN Thăng Long được triển khai trên khu đất diện tích hơn 1,2 triệu m2 giai đoạn I; 731.691 m2 giai đoạn II; và 810.000 m2 giai đoạn III tại các xã Kim Chung, Võng La, Hải Bối và Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Đông Anh Licogi có nghĩa vụ quản lý diện tích kênh mương và hành lang bảo vệ kênh mương tương ứng trong khu đất xây dựng KCN là 67.618 m2 đất của giai đoạn I, 14.799,7 m2 đất của giai đoạn II và phần diện tích (được xác định cụ thể trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của giai đoạn III.
Với tỷ lệ lấp đầy hàng năm đạt mức khá cao, KCN Thăng Long có thể coi là “gà đẻ trứng vàng” khi đều đặn đóng góp cho Đông Anh Licogi gần trăm tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính mỗi năm.
Theo đó, 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận doanh thu Đông Anh Licogi đạt 390,6 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn hàng bán, lãi gộp công ty còn gần 36,2 tỷ đồng, tăng hơn 31%. Dù vậy, lãi ròng công ty vẫn gây ấn tượng khi đạt đến gần 83 tỷ đồng, xấp xỉ so với 6 tháng đầu năm 2022, chủ yếu nhờ vào khoản cổ tức 81,5 tỷ đồng được chia từ công ty liên kết là KCN Thăng Long.
Xét cả giai đoạn 2018 – 6 tháng năm 2023, KCN Thăng Long đã đem về cho Đông Anh Licogi đều đặn gần trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đôi nét về Đông Anh Licogi, công ty thành lập ngày 1/7/1963, với tên gọi ban đầu là Nhà máy Cơ Khí Kiến trúc Đông Anh. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản phẩm hợp kim đúc, giàn không gian và kết cấu thép, nhôm hợp kim định hình chất lượng cao….
Hiện tại, vốn điều lệ công ty đạt 310 tỷ đồng, với cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Licogi – CTCP (89,06%).
Nhà đầu tư