"Khả năng kỷ luật kém không phải lỗi của tôi?": Xin lỗi, đó là lỗi của bạn!
Làm không xong hay làm không tốt suy cho cùng vẫn chỉ là vấn đề của bạn, kỷ luật kém không phải là cái cớ, mấu chốt là do bạn không hình thành và nuôi dưỡng những thói quen tốt mà thôi.
- 12-02-201930 tuổi chưa có gì trong tay, chán ghét sự tầm thường: Xin hãy ép bản thân vào guồng kỉ luật không khoan nhượng!
- 12-02-2019Bản thân chính là chướng ngại lớn nhất ngăn bạn có các quyết định đúng đắn, đừng để cuối đời phải sống trong ân hận vì lỡ mắc phải 5 điều này
- 12-02-20195 quy luật ngầm ở nơi làm việc, là người đi làm mà không hiểu rõ thì sự nghiệp chỉ "dậm chân tại chỗ"
Khi bạn rơi vào tình trạng làm mãi mà vẫn không xong một việc, hay có ôn luyện, học tập bao lâu cũng không bằng người chỉ ôn luyện trong vòng dăm bữa nửa tháng thì bạn có phải nên nghĩ lại một chút rằng bản thân khi làm việc đều gặp phải vấn đề như này?
1. Không thể vào đầu
Bạn dành cả ngày để đọc sách, tìm kiếm tài liệu liên quan cho công việc hay học tập ở trên mạng, mắt lúc nào cũng dán vào chúng, ăn cơm đi vệ sinh cũng làm cho nhanh nhanh chóng chóng, một giây cũng sợ lãng phí. Nhưng khổ nỗi một chữ cũng không vào nổi đầu.
Mang tiếng là làm nhưng thực ra bạn đang lãng phí thời gian của mình bởi không thể tập trung hoàn toàn cho những việc đang làm.
2. Luôn tự an ủi mình
Mỗi ngày đều dậy từ rất sớm, luôn tự nhủ rằng hôm nay phải làm cho xong việc này, phải làm cho xong việc kia, hôm nay phải học được ngần này từ mới, phải đọc cho xong ngần này trang sách… thậm chí còn lên mạng tìm kiếm các phương pháp giúp mình tập trung, các kĩ năng học tập… nhưng tìm rồi không dùng và không làm theo thì bạn tìm để làm gì?
Cứ như vậy, mỗi ngày trôi qua, nhưng não bạn vẫn chẳng thêm được cái gì. Nhưng vẫn luôn an ủi bản thân rằng hôm nay chưa xong được thì ngày mai nhất định sẽ xong. Rồi ngày mai đến, nhưng bạn vẫn chưa xong, lại an ủi rằng còn ngày kia nữa. Chúng ta luôn cho rằng thời gian của mình là vô hạn để tự an ủi cho sự không tự giác của bản thân.
3. Có thể kéo dài được thì cứ kéo
Ví dụ, hôm nay trời mưa, ra ngoài phiền, bẩn ''chết''! Kết cục là lại ở nhà, và với một ý chí yếu ớt, bạn mở máy tính lên đánh một ván liên quân, cũng với một ý chí yếu ớt, bạn bật tivi lên và nghiến hết luôn cả một bộ phim truyền hình, đồng thời nói với bản thân rằng, không sao cả, vì hôm nay trời mưa thôi. Một ví dụ khác, hôm nay dậy muộn quá, không đọc sách hay làm gì hết, chơi một ngày hôm nay đã, ngày mai nhất định sẽ chăm chỉ làm việc, nhất định đọc được ngần này trang sách. Nhưng, ngày mai vẫn không thể dậy sớm và thực hiện lời hứa của ngày hôm qua!
Những cái cớ như vậy, muốn tìm sẽ tìm được cả một xe tải, vấn đề là bạn không muốn làm mà thôi.
Nói đến đây có lẽ nhiều người cho rằng những vấn đề trên xảy ra chung quy lại là vì khả năng tự kỷ luật, tự giác của bạn không ổn. Nhưng như vậy thì không phải cứ chỉ cần lập kế hoạch rồi nghiêm túc thực hiện chúng không phải là được?
Bạn nghĩ như vậy là được ư? Thực tế thì không phải vậy. Bởi:
Người bình thường: Kế hoạch thất bại -> Thất vọng -> Mắng bản thân -> Lập kế hoạch mới -> Tiếp tục thất bại
Người thành công: Kế hoạch thất bại -> Thất vọng -> Mắng bản thân -> Suy nghĩ vì sao lại thất bại -> Cải thiện vấn đề -> Lập kế hoạch mới
Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, nhưng vấn đề ở chỗ vì sao kế hoạch lại thất bại? Ngay cả đối với những người có khả năng tự kỷ luật rất mạnh thì vấn đề vẫn cứ xảy ra. Lý do là gì? Bạn phải biết 2 sự thật sau:
1. Đảm bảo được hiệu suất cao thực ra là thói quen chứ không phải là sự kỷ luật
Hãy nghĩ về quá trình đánh răng sau khi ngủ dậy: mặc quần áo, vào nhà vệ sinh, cầm cốc và bàn chải đánh răng, lấy nước, bóp kem đánh răng. Ngay cả khi bạn vẫn đang buồn ngủ, quá trình này vẫn có thể được thực hiện với độ chính xác cao và dễ dàng, và về cơ bản không đòi hỏi nhiều sự kỷ luật của bạn.
Khi bạn ở trong một môi trường tương đối tự do, không bị ràng buộc bởi bên ngoài, bạn sẽ mất đi những thói quen thụ động đó. Còn khi bạn bắt đầu lập kế hoạch cho học tập và công việc, đây mới là lúc cần đến sự kỷ luật của bạn. Tại thời điểm này, nhiều người phải đối mặt với sự thật thứ hai:
2. Sự kỷ luật của con người là có giới hạn
Nhiều người không biết rằng sự kỷ luật cũng hạn chế như sức mạnh cơ bắp.
Chúng ta hàng ngày phải đối mặt với đủ các thể loại cám dỗ: đồ ăn vặt mua ngày hôm qua bày đầy ra trên bàn, trang chủ của các trang mua sắm online đang giảm giá, phim mới của thần tượng chiếu rồi….
Chúng ta phải liên tục chống lại những cám dỗ này để tập trung vào những mục tiêu quan trọng chẳng hạn như học tập và giảm cân.
Nếu cám dỗ quá nhiều, sẽ luôn có lúc chúng ta sẽ quá mệt mỏi để chống lại nó, và cứ vậy để cho việc ăn nhiều và thức khuya để xem một bộ phim chi phối cuộc sống của chúng ta.
Tất nhiên, thực tế không quá khủng khiếp như vậy, đau nhức cơ bắp có thể hồi phục sau một hai ngày, tính kỷ luật ư, bạn cũng có thể lấy lại nó sau một giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, thú vị là ở chỗ, ý chí mỗi người lại không giống nhau. Người khác có thể lấy lại sự kỷ luật sau một đêm, còn bạn, biết đâu lại mất những hai ba ngày hoặc dăm bữa nửa tháng?
Vì vậy, nếu muốn trở thành một người làm việc hiệu quả, bạn nhất định hình thành cho mình thói quen chứ không đơn giản chỉ là sự kỷ luật.
Vậy làm sao để hình thành một thói quen tốt? Tôi phân thành 4 điểm như sau: tín hiệu, hành vi quán tính, khích lệ và niềm tin.
Tín hiệu: Tức là lý do kích hoạt thói quen. Chẳng hạn như bạn đánh răng vào buổi sáng là vì vừa mới ngủ dậy, bạn đi ăn cơm là bởi vì đến giờ rồi, đói rồi… Tương tự, thiết lập cho mình thói quen ngồi vào bàn làm việc vào lúc 8h tối chẳng hạn, lâu dần cứ đến giờ đó bạn sẽ ngồi vào làm việc bởi đến giờ rồi, giờ đó thì chỉ làm việc đó thôi.
Hành vi quán tính: Nó được gọi là quán tính vì nó vô thức. Ví dụ, cứ khi nào bật máy tính lên là bạn đều vào Cafebiz để đọc tin tức ngày hôm nay; hay trước khi đi ngủ, nhất định phải gửi tin nhắn vào nhóm chat rồi mới ngủ. Trong quá trình thiết lập thói quen mới, sự kỷ luật của chúng ta được sử dụng để điều chỉnh các hành vi cũ gây ra sự chậm trễ và thay thế chúng bằng một quán tính mới.
Phần thưởng: Đây là một phần quan trọng của sự hình thành thói quen nhưng lại thường bị bỏ qua. Tại sao những thói quen xấu dễ phát triển và khó thay đổi? Bởi vì phần thưởng của chúng thường khiến chúng ta thỏa mãn ngay lập tức, ví dụ như chơi trò chơi, lướt web, ăn vặt…
Còn học từ mới hay tập thể dục… những hành động này lại cần mất một khoảng thời gian mới có thể nhìn thấy hiệu quả. Có những người cảm nhận được sự khích lệ từ trong quá trình này, nhưng có những người lại không làm được, vì vậy chúng ta phải tự tạo ra phần thưởng "nhân tạo" để khích lệ bản thân mình: ví dụ như ghi chép lại sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân rồi post lên facebook để chia sẻ với mọi người, sự khích lệ của mọi người cũng có thể khiến bạn có động lực làm được nhiều việc hơn, hoặc khi hoàn thành được một mục tiêu nào đó hãy thưởng cho mình một bữa ăn ngon…
Niềm tin: Đây là động lực bên trong giúp bạn hình thành thói quen: bạn muốn học thuộc 5 từ mới tiếng Anh mỗi ngày là vì muốn nâng cao trình độ, tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn; bạn muốn học chơi guitar để có thể góp vui trong các buổi liên hoan; bạn muốn giảm cân để mặc được nhiều phong cách hay là muốn thu hút được sự chú ý của ai đó hơn…
Vì vậy, làm không xong hay làm không tốt suy cho cùng vẫn chỉ là vấn đề của bạn, kỷ luật kém không phải là cái cớ, mấu chốt là do bạn không hình thành và nuôi dưỡng những thói quen tốt. Vì vậy, tóm lại, hãy ngừng than vãn và hành động nhiều hơn một chút, bạn nhé!
Trí Thức Trẻ