MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khách hàng “phản pháo”, đề nghị dừng phá dỡ toà 8B Lê Trực

Các khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực (Ba Đình – Hà Nội) lại cùng nhau “ngậm đắng” tìm đến Bộ Xây dựng xin cầu cứu, đồng thời, đề nghị các ngành chức năng sớm xem xét, dừng ngay việc tháo dỡ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Việc phá dỡ toà nhà 8B Lê Trực nhưng chưa có phương án, chưa có sự thẩm định cụ thể đang khiến dư luận hoài nghi về sự thiếu minh bạch trong công tác thực hiện cưỡng chế theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 09/1/2016 của UBND TP. Hà Nội. Thực tế này đã trở nên đỉnh điểm khi hàng chục hộ dân liên tục đâm đơn, tìm đến các cơ quan chức năng xin cầu cứu.

Trở thành cái tên “bất đắc dĩ” nổi tiếng tại dự án 8B Lê Trực, bà Nguyễn Thị Hồng Xuân – Trưởng Ban đại diện lâm thời toà nhà cho biết: Chúng tôi chỉ muốn một cuộc sống bình yên, muốn nhận được giá trị căn hộ theo đúng số tiền mình đã bỏ mồ hôi, công sức.

“Qua các phương tiện truyền thông, chúng tôi được biết, đơn vị phá dỡ là công ty Hải Anh Phát nhưng đơn vị này lại không có đủ năng lực, chưa có giấy phép kinh doanh cũng như các phương án phá dỡ… Không những vậy, phương án phá dỡ theo luật là phải được công khai, tuy nhiên đến nay, bản thân chúng tôi vẫn chưa một lần được nhìn thấy phương án”- bà Xuân nói.


Các vết nứt xuất hiện ngày một nhiều và trở nên nghiêm trọng.

Các vết nứt xuất hiện ngày một nhiều và trở nên nghiêm trọng.

Đồng cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Điệp, khách hàng mua căn hộ tại tầng 18 cũng chia sẻ: Nếu không có phương án phá dỡ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có sự cố đáng tiếc xảy ra? Hiện, phía trên trần, dầm, sàn nhà của chúng tôi đều đã xuất hiện vết nứt. Chúng tôi là những người dân vô tội.

“Nếu chủ đầu tư sai thì cứ phạt chủ đầu tư mà phạt, cớ sao lại “đổ tội” cho dân? Việc phá dỡ gây lún, nứt ngày càng nghiêm trọng, đề nghị phải dừng ngay việc tháo dỡ toà nhà 8B Lê Trực để đảm bảo an toàn cho chúng tôi”- Bà Điệp bức xúc.

Thực tế tại nhiều hạng mục công trình của toà nhà 8B Lê Trực, hiện các vết nứt đã xuất hiện ngày một nhiều, đặc biệt tại tầng B1,B2 các vết nứt trần diễn ra phổ biến và có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình còn lại.

Được biết, theo quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND ngày 09/1/2016 của UBND Quận Ba Đình, việc thực hiện quyết định cưỡng chế phá dỡ phần công trình vi phạm TTXD phải tiến hành các quy trình như UBND quận Ba Đình sẽ trực tiếp chỉ định đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp, được công bố thông tin về năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng để lập Phương án, giải pháp phá dỡ công trình vi phạm; UBND quận Ba Đình thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp để thực hiện thẩm tra Phương án, giải pháp phá dỡ; Sau khi Phương án, giải pháp phá dỡ được thẩm tra, Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình xem xét, cho ý kiến về phương án, giải pháp phá dỡ trước khi trình UBND quận Ba Đình phê duyệt…


Biên bản bàn giao ngày 24/6/2016 giữa phòng quản lý đô thị và Công ty CP May Lê Trực có nhiều dấu hiệu bất thường.

Biên bản bàn giao ngày 24/6/2016 giữa phòng quản lý đô thị và Công ty CP May Lê Trực có nhiều dấu hiệu bất thường.

Quyết định cũng nêu rõ, phương án phá dỡ sẽ phải được công khai, tuy nhiên, đến nay hầu hết các hộ dân cho biết, họ chưa một lần nhìn thấy phương án phá dỡ.

Cũng tìm hiểu của PV Báo Xây dựng, tại kết luận ngày 04/03/2016 của Đoàn kiểm tra gồm đại diện Sở Xây Dựng Hà Nội, UBND quận Ba Đình, Thanh tra xây dựng quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên, thì UBND quận Ba Đình giao UBND phường Điện Biên chủ trì phối hợp với phòng Quản lý đô thị Quận, Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND ngày 09/1/2016 của UBND Quận.

Tuy nhiên, kể từ sáng ngày 06/03/2016, UBND phường Điện Biên đã nhanh chóng chỉ đạo nhà thầu là Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Hải Anh Phát, đồng thời, cho đơn vị này tiến hành phá dỡ công trình ngay sau đó.

Trong biên bản bàn giao ngày 24/6/2016 giữa phòng quản lý đô thị và Công ty CP May Lê Trực cũng cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường, bởi còn thiếu chữ ký và con dấu của các bên liên quan.

Việc cho nhà thầu thi công phá dỡ ồ ạt, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đang gây ra nhiều vết nứt, gãy cho phần công trình còn lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố công trình trong tương lai gần. Các chuyên gia cho biết, việc này cũng sẽ đe doạ thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người dân trong quá trình sử dụng, bởi trên thế giới chưa ở đâu từng có lịch sử cắt ngọn công trình.

Theo Kim Thoa

Báo Xây Dựng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên