MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khách yêu cầu chuyển 200 triệu đồng nhưng ngân hàng chuyển nhầm 2 tỷ đồng, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải bồi thường thêm cho người nhận

10-02-2025 - 23:23 PM | Sống

Khách yêu cầu chuyển 200 triệu đồng nhưng ngân hàng chuyển nhầm 2 tỷ đồng, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải bồi thường thêm cho người nhận

Vị khách Trung Quốc ngỡ ngàng khi phát hiện số tiền đối phương nhận được gấp 10 lần số tiền anh đã chuyển.

Tháng 7/2011, người đàn ông tên Lý Kiên đã đến một ngân hàng ở Chiết Giang (Trung Quốc) để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Anh dự định chuyển 60.000 NDT (208 triệu đồng) tiền mặt cho một người tên Vương Khải để thanh toán chi phí nguyên vật liệu công ty.

Người đến ngân hàng hôm đó rất đông, Lý Kiên phải chờ gần 1 tiếng mới đến lượt giao dịch. Chính vì vậy ngay khi nhân viên cho biết giao dịch hoàn tất, Lý Kiên đã rời ngân hàng ngay lập tức mà không kiểm tra lại biên lai chuyển tiền. Khi anh về công ty và giao lại biên lai cho kế toán, người này mới hốt hoảng vì số tiền chuyển trên biên lai không phải 60.000 NDT mà là 600.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng).

Lúc này, phía Vương Khải cũng xác nhận họ nhận được 600.000 NDT. Lý Kiên lập tức liên hệ ngân hàng. Khi anh vừa nói vấn đề về việc chuyển tiền, nhân viên ngắt lời và khẳng định họ luôn làm đúng thao tác nghiệp vụ khi giao dịch với khách hàng, chưa từng có sai sót nào. Nhân viên yêu cầu Lý Kiên kiểm tra kỹ lại tài khoản và biên lai thay vì đổ lỗi cho ngân hàng, sau đó vội vàng cúp máy.

Khách yêu cầu chuyển 200 triệu đồng nhưng ngân hàng chuyển nhầm 2 tỷ đồng, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải bồi thường thêm cho người nhận- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lý Kiên cảm thấy bất bình với thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên trực điện thoại. Anh nói Vương Khải về phản hồi từ phía ngân hàng, yêu cầu Vương Khải giữ luôn số tiền thừa 540.000 NDT. Cuối ngày hôm đó, nhân viên ngân hàng mới phát hiện sai sót trong quá trình giao dịch của Lý Kiên.

Ngân hàng liên lạc với Lý Kiên, dọa sẽ kiện nếu anh không giao lại số tiền thừa cho họ. Lý Kiên cho biết bản thân anh đã báo cáo sai sót này nhưng nhận về thái độ thiếu tôn trọng từ phía ngân hàng, hiện anh không giữ số tiền này mà đã chuyển cho Vương Khải nên cũng không thể trả lại. 

Ngân hàng lúc này lại tìm cách thương lượng với Vương Khải, tuy nhiên anh này khẳng định không liên quan trực tiếp đến giao dịch giữa Lý Kiên và ngân hàng mà chỉ nhận đủ số tiền do Lý Kiên gửi.

Không thể thương lượng với cả 2 người, ngân hàng quyết định kiện cả Lý Kiên và Vương Khải ra tòa với lý do chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên tòa án cho rằng việc kiện Vương Khải là không đủ căn cứ pháp lý vì hai bên không có quan hệ giao dịch trực tiếp trong vụ việc.

Khách yêu cầu chuyển 200 triệu đồng nhưng ngân hàng chuyển nhầm 2 tỷ đồng, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải bồi thường thêm cho người nhận- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cáo buộc cố ý chiếm đoạt tài sản của ngân hàng với Lý Kiên cũng không đủ căn cứ vì anh chỉ chuyển tiền, hoàn toàn không giữ số tiền thừa. Bản thân Lý Kiên cho rằng cách giải quyết của ngân hàng đã sai ngay từ đầu khi đổ lỗi cho khách hàng, đe dọa việc kiện và để lộ thông tin khách khi vụ việc chưa giải quyết xong, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ.

Cuối cùng, vụ kiện đi đến hồi kết khi 2 bên thống nhất hòa giải. Tòa án đã ra phán quyết ngân hàng phải trực tiếp xin lỗi khách hàng, bồi thường thêm chi phí phát sinh do vụ kiện cho khách còn phía Vương Khải – Lý Kiên sẽ phải trả lại 540.000 NDT tiền thừa. Phía ngân hàng thừa nhận sai lầm trong công tác nghiệp vụ và quản lý quan hệ khách hàng, dẫn đến sự cố đáng tiếc trên.

Trước đó, năm 2021 tại Quảng Châu (Trung Quốc) cũng xảy ra sự cố tương tự khi nhân viên ngân hàng chuyển 1,7 tỷ đồng thay vì 170 triệu đồng. Tuy nhiên người nhận lại từ chối trả lại tiền do người chuyển cũng đang nợ anh. Trong khi đó khách chuyển lại cho rằng lỗi này hoàn toàn do ngân hàng, không liên quan đến khoản nợ. Cuối cùng kết luận nhân viên ngân hàng có sơ suất nhưng sẽ không đền bù toàn bộ số tiền đã chuyển nhầm.

Đó là do vụ việc diễn biến phức tạp như hiện tại là do mâu thuẫn cá nhân giữa khách hàng và người nhận, việc tranh chấp này sẽ được giải quyết ở một vụ kiện khác còn ngân hàng chỉ bồi thường theo mức độ thiệt hại được thỏa thuận trực tiếp với khách hàng.

(Theo Toutiao)

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên