Khan hiếm lao động có tay nghề cao
Các doanh nghiệp sử dụng lao động chất lượng cao đang có nhu cầu tuyển mới khoảng 400.000 lao động. Ảnh minh họa.
Bộ LĐ-TB&XH mới đưa ra dự báo, trong quý I và quý II/2023 thị trường tiếp tục ghi nhận sự thiếu hụt lao động.
- 24-02-2023Năm 2023, sang tên Sổ đỏ phải nộp những loại thuế phí nào?
- 24-02-2023Vì sao giá nhà cao gấp hơn 20 lần thu nhập nhưng thống kê nói gần 90% hộ gia đình có nhà riêng?
- 24-02-2023Lương 10 triệu đồng/tháng, người lao động phải trích bao nhiêu để đóng BHXH?
Các doanh nghiệp sử dụng lao động chất lượng cao đang có nhu cầu tuyển mới khoảng 400.000 lao động. Tuy nhiên số lượng lao động có tay nghề cao vẫn còn hạn chế, bản thân nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp , chế biến chế tạo, cũng đang phải tự tìm cách nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Tại Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Bao bì An Khánh, toàn bộ những chiếc máy dệt sợi đều đã được doanh nghiệp nhập về. Những chiếc máy này có thể giúp đôi tăng công suất hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp một vấn đề đó là những người lao động ở đây vẫn chưa bắt nhịp với công nghệ mới. Vì vậy, doanh nghiệp đang gấp rút tìm cách đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
Máy móc công nghệ mới nhưng công suất chỉ đạt 60% tới 70%. Vì vậy, một nửa số công nhân của nhà máy đang được cho đi đào tạo nâng cao tay nghề.
Chuyên cung cấp linh kiện điện tử cho nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế, Trung tâm Đào tạo Công nghệ kỹ thuật, Tập đoàn Goertek Việt Nam đã phải chủ động thành lập riêng một trung tâm đào tạo. Bằng cách liên kết với các trường đại học, trường nghề, doanh nghiệp đã có được nguồn lao động có kỹ năng từ sớm.
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cũng cho thấy những ngành hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI sẽ có tình trạng thiếu hụt lao động. Vì thế, cần đào tạo các nền tảng kỹ thuật cơ bản vững chắc hơn cho ngành sản xuất. Đây cũng là cách để doanh nghiệp Việt có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
VTV