Khi còn trẻ, không ai nghĩ mình sẽ mắc ung thư: Câu chuyện của cô gái 31 tuổi này sẽ khiến bạn giật mình nghĩ lại
Bất kỳ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc ung thu vú, kể cả khi còn rất trẻ.
- 14-10-2020Nghiên cứu mới: Xác nhận 5 chất độc trong một số sữa tắm, dầu gội, tích lũy nhiều gây nguy cơ ung thư, sảy thai
- 14-10-2020[Hỏi bác sĩ] Có 1 tỉ tế bào ung thư âm thầm "sinh sôi" trong 15-30 năm, ngăn chặn thế nào?
- 13-10-2020Bệnh nhi 7 tuổi bị chảy máu mũi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, bác sĩ khuyên không nên cho trẻ sử dụng đồ chơi này
Phát hiện khối u lạ trong một lần đi tắm, Annie Lee On-nei vội đến gặp bác sĩ vào giữa năm 2015. Cô đi siêu âm, chụp tuyến vú và làm sinh thiết. Là nhân viên môi giới chứng khoán ở một ngân hàng đầu tư, Annie không ngờ mình sẽ mắc ung thư. Khi ấy, cô mới chỉ 31 tuổi. Cô đi một mình đến gặp bác sĩ để nhận kết quả sinh thiết.
Câu hỏi của bác sĩ “Bạn đến đây… một mình à?” khiến Annie sợ hãi tột độ. “Đó là lúc cả người tôi trở nên lạnh toát”, cô nhớ lại. Cô gọi cho chồng mình - một chuyên gia tài chính, yêu cầu anh đến phòng khám ngay lập tức khi biết mình đã mắc ung thư vú xâm lấn giai đoạn 2.
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn thế giới. Theo số liệu của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới vào năm 2018, căn bệnh này chiếm 25,4% số lượng ca mắc ung thư mới.
Vì gia đình chưa ai từng mắc ung thư vú, Annie ngạc nhiên khi biết kết quả sinh thiết. Cô biết lối sống của mình không hề lành mạnh. Là một người “nghiện” công việc, Annie đến cơ quan lúc 8h và về nhà lúc 23h. Cô không thích tập thể dục và thích ăn chocolate, thức ăn nhanh như burger và khoai tây chiên.
Nữ bệnh nhân Annie Lee (Ảnh: Xiaomei Chen)
“Khi bị stress, bạn sẽ muốn ăn thứ gì đó không tốt cho sức khỏe”, cô nói.
Cô gái trẻ không để ý rằng lối sống ít hoạt động, công việc căng thẳng và thói quen ăn uống không lành mạnh của mình chính là yếu nguy cơ dẫn tới ung thư vú. Annie cũng không nhận ra rằng. Việc sở hữu mô vú dày - điều khá phổ biến ở phụ nữ châu Á - cũng khiến nguy cơ mắc bệnh của cô cao hơn.
“Khi còn trẻ, bạn không nghĩ mình sẽ mắc ung thư. Tuy nhiên, giờ tôi đã biết bệnh tật không chừa một ai, kể cả người trẻ”, cô nói.
Theo bác sĩ Yvonne Tsang Yee Yan - một chuyên gia phẫu thuật tại Hong Kong, những trường hợp như của Annie không hề hiếm. Trong số các bệnh nhân ung thư vú, trường hợp mắc bệnh do di truyền chỉ chiếm 10-15%. Bà nghi ngờ rằng các yếu tố nguy cơ như lối sống ít hoạt động, công việc căng thẳng và thói quen hút thuốc đang làm tăng số ca mắc ung thư vú.
“Một số nghiên cứu đã cho thấy người có mô vú dày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Thế nhưng, chúng ta không biết lý do đằng sau của việc này”, bác sĩ Yvonne cho biết. Vú có mô dày là vú có nhiều mô xơ hơn mô mỡ.
Mật độ của vú trên kết quả chụp X quang tuyến vú. A: mô không đặc chiếm gần như toàn bộ vú; khoảng 10% phụ nữ có kết quả này. B: rải rác các vùng xơ tuyến; khoảng 40% phụ nữ có kết quả này. C: mật độ không đồng nhất; khoảng 40% phụ nữ có kết quả này. D: mật độ dày đặc; khoảng 10% phụ nữ có kết quả này (Ảnh: Đại học Điện quang Hoa Kỳ)
Trong vòng 9 tháng tiếp theo, Annie đã điều trị ung thư vú bằng hóa trị, phẫu thuật và xạ trị. Sau khi hồi phục, cô tham gia vào một chiến dịch giúp nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này. Nhờ đó, Annie được hướng dẫn leo núi, tập pilates, chơi golf, học nhảy. Lớp học cô thích nhất là lớp học nhảy với ghế, bởi các động xoay hông khiến cho học viên cảm thể hiện được sự nữ tính và tự tin hơn về cơ thể mình.
Ngoài ra, Annie cũng nhận được sự hỗ trợ từ công ty trong quá trình điều trị. “Đừng lo lắng. Đã có chúng tôi ở đây, nên cô cứ nghỉ đi”, đồng nghiệp khuyên nhủ cô. Cô biết mình sẽ được tiếp tục công việc sau 9 tháng nghỉ không lương để điều trị bệnh.
Những tháng đầu tiên sau khi quay trở lại làm việc, Annie phải chiến đấu chống lại cơn mệt mỏi. Vì thế, sếp đã cho phép cô rút ngắn thời gian làm việc để có thời gian thích nghi lại. “Ông ấy không yêu cầu tôi phải làm thêm giờ. Khi nào thấy sẵn sàng, tôi chỉ việc nói ‘Tôi sẵn sàng rồi’”, cô cho biết.
Sau trải nghiệm thập tử nhất sinh này, Annie đã thay đổi lối sống của mình. Giờ đây, cô luyện tập 3 lần/tuần và dùng thói quen này để xả stress. Năm ngoái, cô đã học thêm boxing Thái hàng tuần và tập cả yoga. Mỗi ngày, cô gái trẻ đều cùng chồng đi bộ xung quanh khu nhà ở Pok Fu Lam.
Annie khuyên mọi người nên ưu tiên sức khỏe và cân bằng các vấn đề trong cuộc sống. “Đừng đánh đổi sức khỏe chỉ vì tiền bạc. Nó thực sự không đáng”.
Annie đã tích cực tập thể dục nhiều hơn sau khi chiếng thắng ung thư vú. (Ảnh: Xiaomei Chen)
Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm cũng là một yếu tố quan trọng để đánh bại căn bệnh ung thư vú.
“Phụ nữ ở mọi lứa tuổi nên tự kiểm tra vú hàng tháng, trong vòng 1 tuần sau kỳ kinh nguyệt”, bác sĩ Yvonne hướng dẫn. Nếu còn trẻ mà đã xuất hiện nhiều triệu chứng đáng ngờ, bạn nên đi siêu âm và hỏi bác sĩ xem có cần chụp quang tuyến vú hay không.
5 triệu chứng của ung thư vú mà bạn nên chú ý
- Vú xuất hiện các cục cứng hoặc khối u lạ, dày hơn bình thường
- Phần da ở vú thay đổi: nhăn nheo, lồi lõm, nổi ban
- Xuất hiện các cơn đau dai dẳng ở vú và nách
- Hình dáng và kích cỡ vú thay đổi
- Núm vú tiết dịch, phát ban hoặc thay đổi hình dạng
(Theo SCMP)