Khi Từ Hi Thái hậu được chôn cất, 3 chuyện kỳ lạ đã xảy ra, điều cuối đến nay vẫn chưa thể lý giải được
Dù người thời nay đã có khoa học tiên tiến để giải thích các hiện tượng lạ thời xưa, nhưng vẫn chưa thể giải mã hết.
- 01-09-2023Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép"
- 01-09-2023Hậu cung nhà Thanh vô số phi tần, làm sao phân biệt ai là người Mãn, ai là người Hán? Có 2 cách!
- 01-09-2023Mua máy dò được 20 phút, tìm thấy kho báu từ gần 2.000 năm trước
Từ Hi Thái hậu sinh năm 1835 và trở thành vợ lẽ của Hoàng đế Hàm Phong vào năm 1852. Sau khi con trai của bà là Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi, bà trở thành thái hậu và đã giành lấy quyền lực thực tế tối cao trong thời đại cuối nhà Thanh, kéo dài suốt nửa thế kỷ. Theo ghi chép lịch sử, Từ Hi là một người phụ nữ vô cùng xa hoa, lãng phí và có nhiều nhận định trái chiều về vai trò của bà trong lịch sử. Cho đến nay, sau hơn 100 năm qua đời, nhân vật này vẫn là đề tài gây tranh luận không dứt của hậu thế.
Từ Hi Thái hậu băng hà năm 1908. Tang lễ của bà được coi là một trong những tang lễ hoành tráng, tốn kém bậc nhất thế kỷ 20, kéo dài 5 ngày 5 đêm với những quy chế không kém đám tang dành cho Hoàng đế.
Người Trung Quốc xưa vô cùng coi trọng việc an táng, cần phải suy xét đến nhiều yếu tố tâm linh và phong thủy. Đối với vua chúa thì quy trình này càng phức tạp. Vì thế mà mãi đến năm 1909, Từ Hi mới chính thức được an táng.
Trong thời gian Từ Hi Thái hậu qua đời và được chôn cất, đã có 3 điều kỳ lạ xảy ra, trở thành những giai thoại còn lưu truyền đến nay.
Điều đầu tiên là vào ngày an táng Từ Hi, trời vốn trong xanh nhưng khi quan tài được rước đến Sùng Văn Môn thì trời nổi giông, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa bão ập đến. Khung cảnh này khiến những người khiêng quan tài phải giật mình. Lúc đó, ai nấy đều sợ hãi và rùng mình. May mắn là sau đó mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, mưa dần tạnh và quá trình rước linh cữu được hoàn thành theo kế hoạch.
Sau này, các nhà khoa học đã xác minh chuyện thời tiết thay đổi đột ngột trong lúc đó là do thời tiết có đối lưu mạnh, thế nên mới xảy ra bão dữ dội bất ngờ.
Câu chuyện thứ hai xảy ra cũng có tính chất rùng rợn khiến người thời xưa phải suy đoán. Sau cơn mưa, không hiểu vì lý do gì, chất lỏng màu đỏ đột nhiên chảy ra từ quan tài Từ Hi Thái hậu. Mọi người khi nhìn thấy đều hoảng sợ, sợ hãi đến mức đứng yên tại chỗ và không dám rời đi. Vốn dĩ, thi thể của Từ Hi đã được đặt trong cung một năm, làm sao có thể có máu chảy ra?
Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này cũng đã được khoa học đời sau giải mã. Đó là do quan tài của Từ Hi đã được để hơn một năm mới an táng nên bên trong có chất liệu chống ăn mòn. Dẫu vậy nó vẫn không thể ngăn được sự phân hủy của thi thể. Tương truyền vào ngày an táng Thái hậu, trong quá trình rước ai cũng ngửi thấy mùi hôi thối vì quan tài đã để quá lâu không chôn cất.
Thế nhưng còn một câu chuyện nữa mà đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải. Chẳng bao lâu sau khi đến Đông Lăng nhà Thanh, các thái giám khiêng quan tài đều bỗng nhiên cảm thấy vai mình rất nặng, như thể cỗ quan tài đã tăng trọng lượng lên gấp nhiều lần đè lên họ. Một số người khiêng đã phải hét lên vì cảm xúc nặng nề dữ dội. Sau một lúc, hiện tượng này cũng đột nhiên chấm dứt.
Từ Hi Thái hậu đã được chôn cất trong lăng mộ phía đông của nhà Thanh, nhưng sau đó đã bị đối thủ chính trị là Tôn Điện Anh trộm mộ. Tất cả đồ vật an táng bên trong được cho là đều bị tiêu hủy và cướp bóc. Sau khi sống cả một đời xa hoa đầy tai tiếng, linh cữu của Từ Hi Thái hậu lại phải chịu một kết cục bi thảm như vậy.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số