MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép"

01-09-2023 - 23:20 PM | Lifestyle

Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép"

Đây chính là bí quyết tạo ra sự cách biệt giữa người thành công và người thường.

Có người đã nói: "Cách phế bỏ một người hiệu quả nhất là để anh ta ở nhà không có việc gì làm trong một năm".

Ở đời, đáng sợ nhất không phải là đụng phải bức tường bên ngoài mà là ở nhà nhàn rỗi.

Khi đã quen với sự nhàn rỗi, bạn không những mất đi động lực để cố gắng mà còn khiến những cảm xúc tiêu cực có cơ hội phát triển, kéo bản thân vào vũng lầy của sự lười biếng và nghèo đói.

Trong bộ phim truyền hình kinh điển Nhật Bản "Kỳ nghỉ dài", Shannan là một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi khi mới kết hôn.

Cô dành hết tiền tiết kiệm để tổ chức đám cưới và sau khi đổ vỡ cuộc hôn nhân, cô trở nên túng thiếu. Một thời gian sau, Shannan trở về căn hộ sau giờ làm việc, mệt mỏi cuộn tròn trên ghế sofa.

Càng không có việc gì làm, càng dễ suy nghĩ lung tung, cơ thể và tâm trí cô trở nên mỏng manh và nhạy cảm. Thỉnh thoảng, khi nghe thấy tiếng cười đùa của người qua đường, cô cũng nhạy cảm nghĩ rằng họ đang cười mình, lúc nào cũng suy nghĩ cả thế giới đều đang chống lại mình. Một lời trêu chọc ngẫu nhiên từ người bên cạnh sẽ khiến cô suy nghĩ. 

Cuối cùng cô bị sa thải vì mất kiểm soát cảm xúc và gây gổ với đồng nghiệp tại văn phòng. Mất đi nguồn thu nhập duy nhất, cuộc sống vốn đã vất vả của Shannan lại càng trở nên nghèo khó hơn.

Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép" - Ảnh 1.

Trong nhiều trường hợp, những vấn đề mà người nghèo gặp phải không phải do năng lực mà do bỏ mặc bản thân trong sự nhàn rỗi.

Khi bạn nghèo, đừng ngại quăng mình ra ngoài để người khác "tận dụng". Bằng cách đó, bạn sẽ học được kinh nghiệm, biết cách tạo dựng sự nghiệp cho chính mình. Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm muốn an nhàn, tận hưởng, thậm chí "bỏ phố về quê" trong lúc tuổi trẻ sung sức, sớm muộn bạn cũng tự mai một chính mình.

Nhà triết học Helvetia cho rằng con người là sản phẩm của môi trường. Sống trong môi trường khép kín và lạc hậu, năng lượng dễ bị lãng phí bởi nhiều việc nhỏ nhặt khác nhau. Sau một thời gian dài, thói quen trở nên cố hữu thì rất khó để thay đổi.

Một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện, cô đã làm công việc săn đầu người ở Thượng Hải (Trung Quốc) được 3 năm, sau đó đổ bệnh. Không thể chịu đựng được cuộc sống áp lực ở thành phố, sau khi khỏi bệnh, cô trở lại quê nhà theo lời khuyên của bố mẹ.

Nhưng cô sớm phát hiện ra quê hương tưởng chừng bình yên không bon chen thực ra lại chẳng hề nhàn rỗi như cô tưởng. Môi trường thiếu sự hiện đại và tiên tiến nên công việc tưởng chừng có thể làm xong trong nửa giờ lại mất cả buổi sáng để hoàn thành.

Thỉnh thoảng khi có thời gian rỗi, cô muốn đọc vài cuốn sách chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ lại bị đồng nghiệp lôi kéo vào những câu chuyện về xung đột gia đình. Theo thời gian, cô dần giống những người xung quanh, trò chuyện tầm phào và xem những đoạn video ngắn mỗi khi rảnh rỗi.

Sau đó, có một vị khách nước ngoài đến thị trấn, lãnh đạo thấy cô đã từng làm việc ở công ty nước ngoài nên cử cô đi đón. Không ngờ sau một thời gian không rèn luyện, khả năng sử dụng ngoại ngữ của cô trở nên hạn chế. Tình huống trở nên lúng túng ngoài sức tưởng tượng.

Sau sự việc này, bất chấp sự can ngăn của bố mẹ, cô kiên quyết quay lại thành phố làm việc. 

Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép" - Ảnh 2.

Trước tác động của môi trường, cuộc sống tương lai có thể hoàn toàn thay đổi.

Sự giàu có không đến từ thành quả cá nhân mà được thúc đẩy bởi một vòng tròn. Nghèo không hẳn do bản thân một người mà bị tác động rất lớn bởi những người xung quanh. Khi bạn nhận thấy những chuyện vặt vãnh bên ngoài đã trở thành trở ngại trong cuộc sống của mình thì đó là lúc bạn phải thoát ra khỏi bốn bức tường càng sớm càng tốt.

Nhiều cơ hội trong cuộc sống có thể bị bỏ lỡ nếu chỉ ngồi ở nhà.

Nhà thiết kế người Canada Dove Charney điều hành một cửa hàng quần áo ở quê hương Montreal trước khi trở nên nổi tiếng. Để thúc đẩy doanh số bán hàng ảm đạm, Dove nhốt mình ở nhà bất cứ khi nào rảnh rỗi, thiết kế những kiểu quần áo mới. Tuy nhiên, những tác phẩm được tạo ra với sự nỗ lực miệt mài luôn không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũng sa sút.

Cho đến năm 1990, khi đi du lịch đến Nam California, ông đã nhìn thấy một phong cách quần áo có màu sắc tươi sáng và hình dáng tối giản. Dove quay trở lại Montreal và tung ra một kiểu quần áo lấy cảm hứng từ điều đó. Phong cách mới lạ nhanh chóng giúp cửa hàng mở rộng doanh số bán hàng.

Kể từ đó, ông đã thay đổi suy nghĩ và dành nhiều thời gian hơn để ra ngoài, trải nghiệm những vùng đất mới, tham khảo phong tục tập quán nhiều địa phương và tiếp xúc với các phong cách thiết kế khác nhau.

Nhiều năm sau, Dove trở thành người dẫn đầu xu hướng trong ngành và sở hữu công ty riêng.

Một điều người thường rất hay làm, nhưng người giàu lại sống chết tránh xa: Sau nhiều năm hiểu ra, âm thầm hưởng "lãi kép" - Ảnh 3.

Việc đi đến những nơi khác nhau và giao lưu với những người khác nhau dường như không có tác động trực tiếp đến cuộc sống. Nhưng đôi khi những điều chưa từng thấy có thể bỗng nhiên trở thành cơ hội trong cuộc đời.

Một vài lời đơn giản từ người khác có thể là sự khai sáng của bạn.

Bi kịch lớn nhất của cuộc đời là bạn có thể sống tốt dù nằm ở nhà. May mắn lớn nhất của cuộc đời là nhìn thấy con đường dẫn tới nơi xa sau khi trải qua mưa gió ngoài cửa.

Thùy Linh

Phụ nữ số

Trở lên trên