“Kho báu” 30 tỷ tấn ngủ yên dưới đáy biển: Chỉ 0,02% diện tích cũng đủ kim loại quý cho số xe điện bằng số ô tô toàn nước Mỹ, nhưng ai chạm vào cũng bị phản đối
Tại khu vực này, người ta ước tính có hơn 30 tỷ tấn quặng. Riêng niken có khoảng 270 triệu tấn, gấp 81 lần so với sản lượng 3,3 triệu tấn cả thế giới sản xuất năm 2022.
- 21-09-2023Kinh tế Đức được dự báo rơi vào suy thoái
- 21-09-2023Cổ phiếu YG lao dốc sau ‘tin đồn’ 3 thành viên BLACKPINK sẽ không gia hạn hợp đồng
- 21-09-2023Trúng số gần 899 tỷ đồng rồi đưa bạn thân 82 tỷ để đầu tư, người đàn ông bỗng phát hiện hóa ra là công ty ma, tức tốc báo án và cái kết không ngờ
Đáy biển là nơi chứa hàng tỷ tấn khoáng sản quan trọng bao gồm niken, đồng, coban và manga với trị giá hàng tỷ USD. Những kim loại này rất quan trọng đối với pin xe điện và quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. “Kho báu” này tập trung nhiều ở một khu vực có tên là Vùng Clarion-Clipperton ở Thái Bình Dương.
Song, hoạt động khai thác những kim loại này đã trở thành tâm điểm gây tranh cãi toàn cầu. Nhiều người lo ngại việc khai thác dưới biển sâu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoang sơ chưa được khám phá trên hành tinh.
Hơn nữa, các quy định quốc tế về khai thác biển sâu vẫn chưa được hoàn thiện. Cơ quan quản lý trực thuộc Liên Hợp Quốc - International Seabed Authority (ISA) – đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng để thực hiện việc này.
Giờ đây, ISA phải chấp nhận các đơn đăng ký khai thác mà không có những quy định cụ thể. Công ty The Metals Company đã thông báo rằng họ có kế hoạch nộp đơn đăng ký vào mùa hè tới và bắt đầu khai thác vào năm 2025. Nhiều người lo ngại về những tác động tiềm tàng mà hoạt động này gây ra.
Jessica Battle – người đứng đầu quỹ phản đối khai thác khoáng sản dưới đáy biển thuộc Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) – cho biết mặc dù con người chưa biết nhiều về biển sâu, nhưng khu vực này rất nhạy cảm với những sự xáo trộn.
Nhưng CEO Gerard Barron của công ty The Metals Company cho rằng cần có sự cân nhắc giữa tác động tiềm tàng của việc khai thác dưới biển sâu với tác hại của khai thác trên đất liền, ví dụ như nạn phá rừng bắt nguồn từ việc khai thác niken ở Indonesia.
“Kho báu” chưa được khai thác
Theo công ty chuyên theo dõi hoạt động sản xuất pin Benchmark Mineral Intelligence, từ năm 2020-2030, nhu cầu pin niken dự kiến sẽ tăng khoảng 20 lần, nhu cầu mangan dự kiến tăng 8 lần và nhu cầu pin coban dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần.
Đáy biển rất giàu niken, coban và mangan dưới dạng polymetallic nodules (quặng hỗn hợp của nhiều kim loại). Chúng có dạng hình cầu và bao phủ tới 70% đáy biển ở một số khu vực nhất định.
Tại Vùng Clarion-Clipperton, người ta ước tính có hơn 30 tỷ tấn quặng. Riêng niken có khoảng 270 triệu tấn, gấp 81 lần so với sản lượng 3,3 triệu tấn cả thế giới sản xuất năm 2022.
The Metals Company cho rằng thị trường niken có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động khai thác biển sâu. Khoáng chất này là thành phần không thể thiếu trong pin lithium-ion. Nhiều hoạt động khai thác niken trên thế giới cũng đang gây ảnh hưởng đến các khu rừng nhiệt đới nên cần tìm những hướng đi mới.
Một khu vực mà The Metals Company có giấy phép thăm dò có tên là NORI. Khu vực này được xếp hạng là nơi có trữ lượng niken chưa phát triển lớn nhất thế giới, rộng gần 75.000 km vuông dưới đáy biển. Mặc dù diện tích khu vực này chỉ chiếm khoảng 0,02% đáy biển, nguồn tài nguyên niken, đồng, coban và mangan của NORI đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 280 triệu xe điện, tức bằng tổng số ô tô (xăng và điện) đang hoạt động ở Mỹ hiện nay.
Một vấn đề gây tranh cãi
Năm ngoái, The Metals Company đã ủy quyền cho Benchmark Mineral Intelligence tiến hành phân tích đánh giá tác động môi trường từ việc thu thập niken, coban và đồng dưới đáy biển.
Kết quả cho thấy dự án NORI-D do The Metals Company đề xuất hoạt động tốt hơn so với hoạt động khai thác và xử lý trên đất liền. Nguy cơ làm nóng lên toàn cầu cũng thấp hơn 54%-70%. Khai thác dưới biển sâu tránh được lượng khí thải liên quan đến nổ mìn, cũng như chất thải sunfua, một chất thải có thể làm ô nhiễm nước ngầm.
Tuy nhiên, phân tích này vẫn chưa đánh giá được hết những thiệt hại có thể xảy ra đối với hệ sinh thái biển sâu và đa dạng sinh học.
Một vài năm trước, WWF đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi tạm dừng khai thác dưới biển sâu. Các công ty công nghệ lớn như Google và Samsung, cũng như các nhà sản xuất ô tô BMW, Volkswagen, Volvo, Renault và Rivian đều đã ký kết.
Chính CEO Gerard Barron cũng thừa nhận rằng Vùng Clarion-Clipperton, nơi công ty dự định khai thác, vẫn chưa khám phá được hết khu vực này. Vị CEO cho biết thêm rằng có khoảng 5.000 – 8.000 loài chưa hoặc đang được phát hiện, bao gồm san hô, bạch tuộc, hải sâm… Một số sinh vật dựa vào các khối quặng để trú ẩn và là một phần quan trọng trong môi trường sống của chúng. Chúng sẽ bị ảnh hưởng nếu quặng bị lấy khỏi đáy biển.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường