Kho báu dưới nước của Việt Nam "bơi" sang Trung Quốc, Mỹ đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng hơn 500%, chất lượng thơm ngon vượt trội
Trung Quốc và Mỹ đặc biệt ưa chuộng mặt hàng này của Việt Nam vì chất lượng cao.
- 01-07-2024'Vàng trắng' của Brazil đang đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: sản lượng tăng hơn 400%, ảnh hưởng lớn đến một ngành xuất khẩu chủ lực
- 28-06-2024Canada đưa sang Việt Nam hàng chục nghìn tấn mặt hàng quan trọng với giá cực rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 1.900%, Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến toàn cầu khan hàng
- 27-06-2024Một mặt hàng của Việt Nam đang được ưa chuộng khắp châu Âu: Nước ta xuất khẩu đứng top 5 thế giới, Ba Lan tăng nhập khẩu đến 300%
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam tăng trưởng liên tục từ đầu năm 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2024, giá trị xuất khẩu đạt 22 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 97 triệu USD, tăng 76%.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các sản phẩm về cua, ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam hiện đã xuất được sang 22 thị trường trên thế giới. Hiện nay, do tình hình lạm phát tại các quốc gia đã được kiểm soát, nền kinh tế đang dần được phục hồi nên đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhóm hàng này.
Trung Quốc và Hongkong vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này đang tăng phi mã ở mức 3 con số so với cùng kỳ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Tính riêng trong tháng 5/2024, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang thị trường này tăng 418% so với cùng kỳ, đạt gần 11 triệu USD. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 41 triệu USD, tăng 502%.
Trong khi đó, xuất khẩu sang Nhật bản lại có xu hướng sụt giảm liên tục trong 2 tháng trở lại đây. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang Nhật Bản trong tháng 5/2024 giảm 9% so với cùng kỳ, đạt hơn 6 triệu USD. Tuy nhiên nhờ sự tăng trưởng trong quý 1, xuất khẩu sang thị trường này tính lũy kế 5 tháng đầu năm vẫn tăng 7%, đạt gần 29 triệu USD.
Xuất khẩu sang Mỹ và Canada cũng đang tăng trưởng tốt, với mức tăng lần lượt là 32% và 54%.
Trái lại, xuất khẩu sang các nước EU lại không mấy khả quan. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang EU giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đang tác động đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này.
Nhiều quốc gia lớn đặt mua nhóm hàng thủy sản này của Việt Nam vì cua, ghẹ của nước ta có chất lượng cao, không bị nhiễm kháng sinh hay vi khuẩn gây bệnh.
Trước đó, tháng 12/2023, lô cua Cà Mau chế biến sẵn của Việt Nam lần đầu được xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ và bán trên kệ siêu thị của nước này với giá 1,3 triệu đồng/kg.
Đầu tháng 4 vừa qua, theo đại diện Công ty Vua Cua cho biết, lô hàng cua gạch Cà Mau hấp sẵn gồm hơn 2.000 con đã được xuất khẩu qua Mỹ bằng đường hàng không, với giá 22 USD/con (nặng khoảng 400 gram). Với chất lượng thịt ngọt và thơm, sản phẩm này của Việt Nam đãng được nhiều người tiêu dùng ở Mỹ ủng hộ và đánh giá tốt.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư