Kho báu mới nổi của Việt Nam được Campuchia mạnh tay săn lùng: Giá rẻ kỷ lục, thu về nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Trong năm 2022, Việt Nam sở hữu sản lượng lên đến 7,5 triệu tấn.
- 08-12-2023Nóng: Ấn Độ lại khiến thế giới 'đau đầu' với lệnh cấm xuất khẩu nông sản mới: Là mặt hàng đang bão giá đến 98%, Việt Nam bán tràn lan ngoài chợ
- 08-12-2023Lộ diện ông ‘trùm’ cung cấp dầu thô giá rẻ cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, nước ta chớp cơ hội hiếm có chi mạnh tay gom hàng
- 08-12-2023'Báu vật tỷ đô' của Ấn Độ đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Là nguyên liệu giúp nước ta thu hàng chục tỷ USD
Kể từ sau khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine, phân bón là một trong những mặt hàng ghi nhận nhiều biến động nhất trên thị trường hàng hóa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại, thu về hơn 540 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm 44,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu cũng đã giảm mạnh so với hồi giữa năm 2022, đạt 415 USD/tấn – tương ứng mức giảm 44% so với 10T/2022.
Chỉ tính riêng trong tháng 10, nước ta thu về hơn 48 triệu USD với 106.889 tấn phân bón xuất khẩu, tăng 16,5% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với tháng 9/2023.
Xét về thị trường, trong khi tất cả thị trường đều ghi nhận mức sụt giảm về sản lượng, chỉ có duy nhất một thị trường ghi nhận mức tăng trưởng dương là Campuchia - đây đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của phân bón Việt Nam. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2023, nước ta xuất sang Campuchia 467.931 tấn phân bón, tương đương với hơn 198 triệu USD, tăng 14% về lượng nhưng giảm 9,6% về kim ngạch.
Nguyên nhân của mức sụt giảm kim ngạch là do giá phân bón xuất khẩu giảm mạnh, đạt 423 USD/tấn, tương ứng mức giảm đến 20% so với 10 tháng năm 2022.
Ngoài Campuchia, các thị trường lớn của phân bón Việt Nam lần lượt là Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Myanmar, Lào,…
Trong năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 1,75 triệu tấn phân bón, kim ngạch 1,09 tỷ USD, tăng 29,4% về lượng và tăng 95,9% về kim ngạch so với năm 2021. Giá xuất bình quân đạt 625,2 USD/tấn, tăng 34% so với năm ngoái. Thị trường xuất khẩu phân bón Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2023, tỷ trọng của Campuchia chỉ chiếm 27% trong tổng lượng phân bón thì đến nay tỷ trọng đã tăng lên 36%.
Cũng trong năm 2022, tổng sản lượng phân bón sản xuất trong nước đã đạt khoảng 7,5 triệu tấn, cả nước có 468 nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, tổng công suất thiết kế 4,7 triệu tấn, tăng 4,4 lần so với năm 2017. Ở chiều nhập khẩu, nước ta đã nhập khẩu hơn 3 triệu tấn phân bón từ 51 quốc gia, kim ngạch 1,6 tỷ USD.
Tổ chức Global Nutrient Use Efficiency (NUE) dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Trung bình nhu cầu tiêu thụ đối với cả 3 loại phân (N + P2O5 + K2O) trong năm 2024 chỉ đạt khoảng 1,8%, sau khi chứng kiến mức tăng 4% trong năm 2023.
Cơ cấu đến năm 2027, nhu cầu tiêu thụ phân Nitrogen dự kiến đạt 115 triệu tấn (chiếm khoảng 56% cơ cấu). Trong thời gian tới, giá lương thực toàn cầu được dự báo tăng sẽ dẫn tới việc mở rộng hoạt động gieo trồng cây lương thực trong vụ Đông Xuân sắp tới, kéo theo nhu cầu về phân bón, đặc biệt là urê tăng cao.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư