'Kho báu' ngoài khơi hơn 1 triệu tấn mang về 1,5 tỷ USD cho Việt Nam - 2/3 thế giới chọn mua
Kho báu này cũng đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đứng thứ 1 thế giới.
- 06-10-2024Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hơn 1 tỷ USD gom hàng, nước ta nhập khẩu đứng top của thế giới
- 02-10-2024Quốc gia OPEC là ‘ông trùm’ bán dầu thô cho Việt Nam: Cung cấp 86% sản lượng, người dân ngồi trên hơn 100 tỷ thùng dầu
- 20-09-2024'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong quý 3 ước đạt 544 triệu USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, loại cá tỷ đô này đã thu về hơn 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, nhóm cá tra chế biến chứng kiến mức tăng đột phá 42%, cá tra nguyên con đông lạnh tăng 24%, cá tra phile/cắt khúc đông lạnh tăng nhẹ 4%.
Về các thị trường xuất khẩu chủ đạo, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến ngày 15/9/2024 sang các thị trường nhìn chung vẫn ghi nhận tăng trưởng do kim ngạch xuất khẩu các tháng trước đó đạt kết quả khá tích cực.
Các thị trường chủ đạo tăng nhập khẩu cá tra lớn nhất là Mỹ đạt 240 triệu USD, tăng 23%; Brazil đạt 81 triệu USD, tăng 26%; Thái Lan đạt 43 triệu USD, tăng 9%. Riêng thị trường Trung Quốc & Hong Kong chứng kiến sụt giảm so với năm trước.
Tính riêng trong nửa đầu tháng 9, Mexico tiếp tục dẫn đầu khối thị trường CPTPP về tiêu thụ cá tra Việt Nam với giá trị 3 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang Mexico tính đến ngày 15/9/2024 đạt 55 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng sau Mexico, xuất khẩu cá tra sang Canada đạt 2 triệu USD trong nửa đầu tháng 9/2024, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt hơn 28 triệu USD tính đến hết 15/9, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau 5 năm kể từ khi có hiệu lực vào tháng 1/2019, CPTPP đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường khu vực Châu Mỹ, đặc biệt là các thị trường thành viên gồm Canada, Mexico, Chile, và Peru (trong đó Canada, Mexico và Peru là các thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam).
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, với sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế, hương vị thơm ngon, giá cả cạnh tranh. Cũng theo VASEP, tính đến hết tháng 8, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2,644 triệu tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá tra đạt sản lượng 1,119 triệu tấn.
Cá tra được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Cá tra thường có giá thành thấp hơn so với các loại cá thịt trắng khác, giúp thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Hơn nữa, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giúp giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng.
Ước tính cá tra Việt Nam được xuất khẩu đến gần 140 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia dự đoán từ nay đến hết năm 2024, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục đạt kết quả khả quan, khi thời điểm này các thị trường đang dần chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp lễ hội cuối năm 2024.
Việc chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp không lãng phí tiềm năng, cơ hội mở rộng thị phần cho các sản phẩm này.
Nhịp sống thị trường