MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia

26-05-2024 - 15:01 PM | Tài chính quốc tế

Một chiến hạm đắm từ thế kỉ 18 đã trở thành mục tiêu thám hiểm của giới khảo cổ và các chuyên gia hàng hải.

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia- Ảnh 1.

Theo CNN, Colombia đã khởi động giai đoạn 1 của cuộc thám hiểm dưới nước với mục tiêu là San José, một chiếc tàu chiến Tây Ban Nha bị chìm ở vùng biển Caribbean hơn 300 năm trước. Con tàu này được cho là chứa các hiện vật trị giá hàng chục tỷ USD và hiện tại chưa thể phân định ai nắm quyền sở hữu kho báu khổng lồ này.

Được chính phủ Colombia phát hiện vào năm 2015 tại vùng biển ngoài khơi thành phố cảng Cartegena, San José thường được mệnh danh là “chén thánh của các vụ đắm tàu”.

Chiến hạm San José là tàu ba cột buồm, được trang bị 62 khẩu súng. Nó cũng là thuyền chiến lớn nhất của hạm đội Tây Ban Nha và có khả năng đã chở hàng hóa đi từ các mỏ ở Potosi, Peru về “mẫu quốc”. Các nhà sử học và khảo cổ cho rằng San José đem theo kho tàng khổng lồ với khoảng 11 triệu đồng tiền pesos bằng vàng và bạc đúc, khối lượng lớn đá quý và nhiều phẩm vật giá trị khác.

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia- Ảnh 2.

Theo các nghiên cứu, nó thể nó gặp nạn khi đang đi từ Panama đến Colombia. Vụ chìm tàu đã tước đi sinh mạng của 600 người vào ngày 8/6/1708, trong trận chiến với các tàu Anh trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha hồi đầu thế kỉ 18.

Viện Nhân chủng học và Lịch sử Colombia (ICANH) cho biết giai đoạn đầu tiên của chuyến thám hiểm sẽ tập trung vào việc chụp ảnh con tàu bằng cách sử dụng các cảm biến từ xa "không xâm nhập", qua đó sẽ giúp thu hồi các dữ liệu khảo cổ từ vụ đắm tàu.

Những hình ảnh này sau đó sẽ được sử dụng để xây dựng kho lưu trữ các khám phá khảo cổ dưới đáy biển.

ICANH cũng đã tuyên bố địa điểm phát hiện này là “khu vực khảo cổ được bảo vệ” cấp quốc gia để “bảo tồn giá trị khoa học và khảo cổ của nó”.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ cũng có kế hoạch sử dụng một tàu dưới nước với công nghệ định vị âm thanh, cũng như một phương tiện vận hành từ xa với nhiều cảm biến và công cụ khác nhau có thể đi xuống độ sâu của xác tàu.

“Chính phủ đang thực hiện một dự án chưa từng có… khám phá vụ chìm tàu để tìm hiểu lịch sử và văn hóa”, Bộ trưởng Văn hóa Juan David Correa phát biểu trong một cuộc họp báo ở Cartagena hôm 22/5.

Cuộc chiến pháp lý trị giá hàng chục tỷ USD

Khám phá của San José có ý nghĩa quan trọng đối với Colombia vì kho tàng hiện vật văn hóa và lịch sử của con tàu - và những manh mối mà chúng có thể cung cấp về kinh tế, xã hội và chính trị của châu Âu trong đầu thế kỷ 18.

Tuy nhiên, nó cũng đã gây ra một cuộc chiến pháp lý trị giá hàng tỷ USD.

Colombia khẳng định họ phát hiện ra San José lần đầu tiên vào năm 2015 với sự giúp đỡ của các nhà khoa học quốc tế.

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia- Ảnh 3.

Tuy nhiên, tuyên bố của họ đã bị phản đối bởi một công ty trục vớt hàng hải có trụ sở tại Mỹ có tên là Sea Search-Armada (SSA), trước đây gọi là Glocca Morra, cho rằng họ là những người đã phát hiện ra vụ đắm tàu ​​vào đầu những năm 1980.

SSA đã phát động một cuộc chiến pháp lý chống lại chính phủ Colombia tại Tòa án Trọng tài Thường trực, tuyên bố họ phải được hưởng khoảng 10 tỷ USD - một nửa giá trị ước tính của kho báu trong vụ đắm tàu. Dù vậy, chính phủ Colombia phản đối các tuyên bố của SSA.

Theo báo cáo do SSA công bố, việc San José bị đắm cùng với số hàng hóa trên tàu được cho là đã gây ra khó khăn tài chính cho các thương gia trên khắp Châu Âu và Tân Thế giới vào thời điểm đó.

Tham khảo CNN

Tất Đạt

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên