MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khó khăn bủa vây Điện Quang: Áp lực cạnh tranh khốc liệt, "mỏ vàng" từ Cuba đã hết

26-08-2017 - 10:33 AM | Doanh nghiệp

Đà tăng trưởng của Điện Quang đang chững lại trong thời gian gần đây dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu và các thương hiệu lắp ráp trong nước.

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng có vị thế lớn nhất hiện nay, tuy nhiên đà tăng trưởng của Bóng đèn Điện Quang (DQC) đang trong xu hướng chững lại dưới sức ép cạnh tranh của không chỉ hàng xuất khẩu mà còn từ những đơn vị nhỏ, lẻ trong nước.

Doanh thu của DQC trong nửa đầu năm 2017 chỉ đạt 418, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ dòng sản phẩm chiếu sáng truyền thống giảm 20 – 30% cùng kỳ, dù doanh thu từ dòng sản phẩm LED tăng gấp đôi.

Biên lợi nhuận gộp của Điện Quang cũng giảm từ 27,9% xuống 25,2% do giá trung bình của dòng sản phẩm chiếu sáng truyền thống giảm 7% và của đèn LED giảm 10%.

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu đã tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt về giá và tạo áp lực nên lợi nhuận của toàn ngành.

Năm 2013, DQC bắt đầu tiến hành sản xuất và kinh doanh rộng rãi các sản phẩm đèn LED. Trong chuỗi giá trị về sản phẩm này, DQC thực hiện phần trung và hạ nguồn: nhập chip LED rồi tiến hành dán chip, lắp ráp và thiết kế đèn. Ngoại trừ chip LED phải nhập khẩu, hầu hết các linh kiện công ty đều có thể tự sản xuất nên tỷ lệ nội địa hóa lên tới 90%.

Phân khúc sản phẩm mời này được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho DQC trong tương lai gần khi các dòng sản phẩm truyền thống mất dần vị thế. Tuy nhiên, thị trường sản phẩm đèn LED vốn không phải mảng kinh doanh dễ dàng, đặc biệt với các đơn vị sản xuất như DQC.

Với thị trường nhập khẩu, Điện Quang hoàn toàn lép vế so với các đơn vị sản xuất của Trung Quốc, do không thể cạnh tranh được về giá. Trung Quốc hiện là nước có ngành công nghiệp sản xuất LED lớn nhất trên thế giới, và tình trạng dư cung trong nước buộc các doanh nghiệp sản xuất đèn LED và cả đèn truyền thống của nước này phải tìm đầu ra ở các thị trường bên ngoài. Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), khi mà tình trạng này vẫn còn kéo dài, doanh thu xuất khẩu được dự đoán sẽ đóng góp không đáng kể vào doanh thu chung của DQC.

Không chỉ vậy, DQC cũng phải cạnh tranh với mặt hàng Trung Quốc ở ngay tại thị trường nội địa.

Theo SSI, Việt Nam hiện chưa áp thuế nhập khẩu cũng như chưa có quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm LED. Do đó, nhiều công ty trong nước đã nhập thiết bị từ Trung Quốc, cũng có trường hợp nhập khẩu các sản phẩm gần như hoàn chỉnh và chỉ thực hiện khâu lắp ráp hoặc dán nhãn mác và bán ra tại thị trường trong nước.

Mặc dù chất lượng thấp nhưng nhóm sản phẩm nhập khẩu này vẫn có thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước nhờ mức giá rẻ.


Lợi nhuận của Điện Quang đột ngột giảm mạnh khi đã thu hồi hết khoản trả chậm từ phía Cuba

Lợi nhuận của Điện Quang đột ngột giảm mạnh khi đã thu hồi hết khoản trả chậm từ phía Cuba

Theo VDSC, giá thành của một bóng đèn LED giá rẻ Trung Quốc bằng một nửa giá sản phẩm tương tự của DQC, nhưng tuổi thọ thực tế chỉ đạt 500 giờ, tức 1% so với tiêu chuẩn thông thường là 50.000 giờ.

Bên cạnh đó, khả năng chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm Trung Quốc cũng tăng lên đáng kể nhờ mức chiết khấu cao cho các nhà phân phối và khả năng nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng còn thấp . Điều này dẫn tới áp lực cạnh tranh gay gắt, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ đạo như đèn dây tóc và đèn ống – vốn có độ khác biệt về nhãn hiệu và thiết kế thấp.

Các CTCK đều nhận định rằng, trong ngắn hạn, áp lực cạnh tranh là rất lớn. Dù vậy trong dài hạn, DQC sẽ có lợi thế khi người tiêu dùng nhận thức được lợi ích về mặt kinh tế khi sử dụng các sản phẩm chất lượng.


Cổ phiếu DQC mất 1/2 giá trị trong vòng 1 năm qua

Cổ phiếu DQC mất 1/2 giá trị trong vòng 1 năm qua

Tuyết Lan

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên