Khoa học chứng minh, đây là cách thiết kế cuộc sống thông minh giúp bạn đạt đến đỉnh cao của sự thành công
"Bạn sử dụng thời gian hay để thời gian "sử dụng" bạn", theo diễn giả nổi tiếng Jim Rohn.
- 06-09-2017Quy tắc 40-30-20-10: Phương pháp quản lí thời gian khoa học nhất, không lo phải làm thêm giờ, cũng chẳng sợ sếp phê bình
- 06-09-20175 bài học quan trọng trong đời nhưng con người thường nhận ra quá muộn màng: Biết sớm để tránh nuối tiếc về sau
- 27-07-2017Bạn đang lên kế hoạch nghỉ hưu sớm còn tỷ phú 92 tuổi này vẫn miệt mài làm việc, tranh thủ cả giờ ăn trưa
Thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất mà ai cũng có nhưng lại có hạn. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào cơn cuồng phong của cuộc sống mà để cuộc sống trôi theo thời gian một cách vô định.
Mặt khác, những người cực kỳ thành công lại có khả năng nhận ra tầm quan trọng tuyệt đối của mỗi phút giây trong ngày. Họ hoạch định chiến lược để tối đa hoa năng suất và tăng cường sự lành mạnh của cuộc sống ngoài công việc.
Đây là chiến lược mà những người thành công thiết kế cho cuộc sống của họ để đạt được mục tiêu đỉnh cao:
1. Tránh mất thời gian vào việc đưa ra các quyết định nhỏ bé
Mark Zuckerberg và Barack Obama thường xuyên mặc cùng một loại trang phục mỗi ngày để không mất thời gian lựa chọn quần áo mỗi sáng.
Theo nghiên cứu khoa học, khả năng đưa ra quyết định cũng như cơ bắp của chúng ta, có thể hao mòn theo thời gian. Vì vậy, để tận dụng tối đa thời gian minh mẫn buổi sáng, những người thành công đã loại bớt các chi tiết và tự động hóa càng nhiều quyết định không cần thiết càng tốt. Bằng cách đó, "cơ bắp" tinh thần và sức mạnh ý chí của họ được tập trung vào việc đưa ra những lựa chọn khôn ngoan, có ý nghĩa.
Bạn không cần phải mặc một kiểu trang phục duy nhất mỗi ngày, nhưng bạn cũng nên học cách tinh giản cuộc sống của mình. Ví dụ như, sắp xếp tủ quần áo ngăn nắp theo thứ tự hàng tuần hoặc soạn sẵn các email cho khách hàng.
2. Thức dậy sớm
CEO Tim Cook của Apple, CEO Indra Nooyi của Pepsi và hàng loạt những người thành công khác đều có thói quen thức dậy vào sáng sớm. Các nghiên cứu cho thấy, những người có thói quen dậy sớm có thể chủ động hơn, chịu trách nhiệm tốt hơn cuộc sống của chính họ.
Trong khi những người ngủ dậy muộn vội vàng đến mức không kịp ăn sáng, người thức dậy sớm có thời gian dồi dào để chuẩn bị mọi thứ cho một ngày dài, tận dụng buổi sáng lành mạnh.
3. Nguyên tắc 51-17
Hầu hết mọi người đều bận rộn suốt cả ngày với công việc đến mức không có thời gian thư giãn. Não bộ cũng chúng ta cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi thường xuyên phải làm việc ở cường độ cao.
Theo nghiên cứu đối với những người có năng suất lao động cao nhất, công thức nghỉ ngơi/ làm việc tiêu chuẩn nhất là: 52 phút làm việc và 17 phút nghỉ ngơi. Nếu không thể căn chuẩn xác mối 52 phút, bạn nên dành một vài phút nghỉ ngơi sau mỗi giai đoạn làm việc và không nên quá gắng sức. Sau một vài phút thư giãn, bạn có thể quay trở lại công việc với tinh thần minh mẫn, sảng khoái hơn.
4. Ra ngoài
Khi cảm thấy bế tắc trong công việc, hãy tạm dừng mọi thứ và đi ra ngoài trời. Nếu có thể, hãy cùng đồng đội thay đổi không gian làm việc. Bạn có thể học theo Richard Branson khi tổ chức một cuộc họp chiến lược bên bờ biển hay vừa đi dạo vừa bàn công việc. Đổi mới không gian sẽ kích hoạt các khớp thần kinh và tăng cường tư duy sáng tạo của bạn.
5. Không làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc
Theo nhiều nghiên cứu, quá đa nhiệm làm giảm chất lượng công việc của tất cả mọi thứ bạn đang làm. Khi bạn phân tán sự tập trung cho nhiều nhiệm vụ, bạn sẽ không thể hoàn thành chúng một cách toàn vẹn.
Để làm việc hiệu quả và chất lượng nhất, hãy có kế hoạch sử dụng thời gian của bạn. Ưu tiên cho một nhiệm vụ quan trọng nhất và thực hiện nó với 100% sự tập trung.
6. Ưu tiên cho chính mình
Lập kế hoạch cho mỗi ngày dành cho bản thân bạn trước khi dành thời gian cho người khác. Theo đại học California, hầu hết chúng ta khó nói lời từ chối khi được người nhờ giúp đỡ. Nhưng việc ôm đồm quá nhiều việc của người khác sẽ khiến bạn căng thẳng và kiệt sức trong khi không giải quyết tốt công việc cá nhân. Khi nhận được lời đề nghị giúp đỡ, bạn nên cân nhắc và đặt việc của bản thân lên trước.
CNBC