Khoản doanh thu "không thể tin nổi" của doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam
Ở thời hoàng kim, công ty từng thu về doanh thu kỷ lục với hơn 2.000 tỷ đồng/năm, số lao động làm việc lên đến 4.000 người.
- 18-08-2024Tăng năng suất để nâng cao thu nhập cho lao động dệt may
- 10-08-2024Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD
- 05-08-2024Xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu
CTCP Garmex Sài Gòn (GMC) vừa có báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho 6 tháng đầu năm, kết thúc vào ngày 30/6/2024.
Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính này ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Garmex chỉ đạt gần 358,5 triệu đồng, thấp hơn cùng kỳ tới 22,6 lần. Trong số đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 229 tỷ đồng, phần còn lại đến từ doanh thu khác (bao gồm mua bán máy thanh lý đã qua sử dụng).
Như vậy, tính trung bình mỗi ngày, công ty ghi nhận chưa tới 2 triệu đồng doanh thu. Điều đáng nói là, Garmex là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. Ở thời hoàng kim, Garmex từng thu về doanh thu kỷ lục với hơn 2.000 tỷ đồng/năm, tương đương 5,5 tỷ đồng/ngày.
Không có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, GMC sống nhờ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận đạt hơn 2,5 tỷ đồng, trong đó hơn 2 tỷ đồng là lãi tiền gửi, tiền cho vay. Hơn 515 triệu đồng còn lại đến từ lãi chênh lệch tỷ giá.
Công ty cũng ghi nhận gần 8,7 tỷ đồng đến từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và 167 triệu đồng từ thu nhập khác. Tổng chung, nguồn thu nhập khác đem lại 8,844 tỷ đồng cho công ty, cao gấp 143 lần của cùng kỳ năm ngoái.
Tổng chung, trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận khoản lãi hơn 755 triệu đồng. Con số này cải thiện hơn hẳn so với khoản lỗ hơn 33 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra là 50,5 tỷ doanh thu và 40 tỷ lợi nhuận trước thuế thì Garmex còn cách xa rất nhiều.
Trên thực tế, doanh thu sụt giảm mạnh của Garmex cũng không phải là điều khó hiểu. Bởi lẽ, dù là doanh nghiệp may mặc nổi tiếng tại Tp.HCM với hơn 20 năm hoạt động, có quan hệ đối tác với nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhưng kể từ khi dịch bệnh, hoạt động của công ty đã bắt đầu rơi vào khó khăn khi đơn hàng nhận về không nhiều. Năm 2022, doanh số sụt tới 93% so với năm trước đó, lần đầu tiên công ty báo lỗ.
Cùng với đó, doanh nghiệp này cũng chịu tác động từ việc đối tác lớn của công ty là Gilimex bị Amazon Robotics LLC đột ngột cắt sản lượng khiến cho tình hình càng trở lên khó khăn. Garmex Sài Gòn đã tạm ngưng sản xuất hàng dệt may từ tháng 5/2023 đến nay. Công ty hiện hoạt động chủ yếu công tác bảo quản tài sản, xử lý và thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm.
Tại ngày 31/12/2023, tổng số lao động của doanh nghiệp chỉ còn 35 người, giảm 2.066 lao động so với năm 2022. Tính chung 2 năm, khoảng 3.775 lao động bị mất việc ở Garmex Sài Gòn. Cắt giảm lao động là một trong những biện pháp chính mà doanh nghiệp này lựa chọn để giảm lỗ.
Trong phiên họp thường niên cuối tháng 6, lãnh đạo của công ty cho hay, "không nhất thiết phải theo ngành may" mà chỉ khôi phục nếu thuận lợi.
Ở thời điểm hiện tại, Garmex Sài Gòn còn đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thông qua việc tăng vốn góp tại Công ty Phú Mỹ. Công ty Phú Mỹ đang thực hiện 2 dự án là Khu nhà ở thương mại Phú Mỹ và Khu nhà ở thương mại Tân Mỹ.
Bên cạnh đó, Garmex cũng mở rộng sang mảng bán lẻ dược phẩm và sắp tới là logistics.
Đời sống & pháp luật