Khoe cách tiết kiệm hiệu quả nhưng lại để lộ 1 chi tiết khó tin, soi kỹ bảng chi tiêu, ai cũng phải thở dài
Tiết kiệm là tốt, nhưng vì tiết kiệm mà khiến chất lượng cuộc sống suy giảm thì liệu có nên?
- 01-12-2024Vợ chồng tiết kiệm được 10 triệu/tháng nhưng nhìn bảng chi tiêu, CĐM nói: Vẫn còn tiêu hoang lắm
- 30-11-2024Cô gái lương 13 triệu/tháng nhưng không tiết kiệm được đồng nào: Nhìn 1 chi tiết ở bảng chi tiêu, ai cũng ngán ngẩm
- 29-11-2024Thay vì tiết kiệm tiền, tích tài sản thừa kế, 44% du khách Việt sẵn sàng chi tiền để du lịch cùng gia đình, gắn kết tình cảm
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một “tay hòm chìa khóa” khiến nhiều người choáng váng, không tin nổi vào mắt mình.
Chuyện là vợ chồng cô có 3 người con, tất cả đều đang tuổi ăn tuổi học, con cả hiện đang học lớp 12, con giữa học lớp 8 và con út học lớp 5. Gia đình 5 người nhưng tiền ăn cả tháng chỉ hết đúng 4 triệu!
Để tiết kiệm tiền đi chợ, cô cho biết cả 3 bữa, gia đình đều ăn tại nhà. Đặc biệt, dù gia đình có 5 người, nhưng tiền ăn sáng chỉ hết khoảng 45.000đ, tiền ăn tối và ăn trưa tầm 75.000đ. Chi phí trung bình tiền ăn của 1 ngày là 120.000đ, cộng thêm tiền gạo và gia vị, tổng tiền ăn cả tháng chỉ hết đúng 4 triệu.
Ngoài ra, cô cũng cho biết gia đình đã áp dụng cách tiết kiệm này được 6 năm, thấy hiệu quả và cũng ổn.
Dẫu vậy, trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người lại tỏ ra rất bất bình, cho rằng chi tiêu như thế là quá hà khắc. Không bàn tới vợ chồng cô, nhưng 3 con đang tuổi ăn tuổi lớn, mà bữa sáng chỉ chi 30.000đ thịt bò cho 5 người, làm sao đủ chất, đủ dinh dưỡng cho 3 con?
Tựu trung lại, mọi người đều bất bình và thắc mắc, không biết gia đình này hiện đang sống ở đâu, chi phí thực phẩm ra sao mà có thể tiết kiệm được tiền ăn tới vậy. Tính ra, một ngày, tiền ăn của 1 người chỉ hết 24.000đ - Một con số không tưởng!
Muốn giảm chi phí ăn uống mà vẫn duy trì được chất lượng bữa ăn, phải làm sao?
Nếu không đặt nặng chuyện trải nghiệm “cao lương mỹ vị”, cũng không ưu tiên ăn hàng hơn tự nấu tại nhà, công tâm mà nói, việc cắt giảm chi phí ăn uống không phải chuyện bất khả thi.
Ngân sách cho khoản này đương nhiên còn phụ thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể tham khảo 3 cách dưới đây để giảm bớt tiền ăn hàng tháng, mà vẫn đảm bảo bản thân và gia đình được ăn ngon, ăn đủ chất chứ không phải ăn khổ.
1 - Nhờ bố mẹ, người thân mua thực phẩm ở quê
Thịt, trứng, hải sản nếu mua ở quê đều sẽ rẻ hơn mua ở thành phố. Đây là điều chắc chắn. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào bảng liệt kê chi tiêu dưới đây của vợ chồng Hồng Thanh (sinh năm 1997). Đang sinh sống ở TP.HCM nhưng tiền ăn cả tháng của 3 người chỉ gói gọn trong 1,5 triệu đồng.
"Mẹ chồng mình có quen nhiều mối bán thịt ở quê nên mua được với giá rẻ lắm, mà thịt đều tươi ngon. Thịt heo khoảng 85k/kg; thịt bò 150-200k/kg, mẹ hay mua của hàng xóm tự thịt; gà 70kg/kg mà là gà thả vườn luôn nha; còn cá thì khoảng 30-60k/kg tùy loại.
Một tháng mẹ sẽ gửi thịt cá cho vợ chồng mình 2 lần, đủ để vợ chồng mình ăn cả tháng. Còn rau củ quả thì mình hay mua ở siêu thị, hay được giảm giá 30-50% nên tổng tiền ăn của hai đứa chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng thôi" - Hồng Thanh từng chia sẻ.
2 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn
Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.
Ví dụ: Mỗi bữa, bạn cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 3 bữa như vậy, số lượng thịt và rau cần mua cho cả tuần lần lượt là 4,2kg và 6,3kg. Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.
3 - Mùa nào, thức nấy
Nếu bạn chưa biết: “Mùa nào, thức nấy” là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa, vì chúng thường đắt hơn các loại rau củ, trái cây đúng mùa.
Việt Nam vốn là “thiên đường nhiệt đới”. Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam cao phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống.
Đời sống & pháp luật