Khởi nghiệp đặt câu hỏi tuổi trẻ hay già, nhà đầu tư bảo “già” chút cũng tốt!
“Cá nhân tôi muốn các tuổi của các bạn làm startup cứng cáp một chút hơn là độ tuổi 21 – 22 khi trải nghiệm xã hội cũng như kiến thức còn hạn hẹp”, ông Đỗ Hoài Nam founder Emotiv Systems và UP Coworking Space chia sẻ.
- 01-09-2017Startup cho phép các lập trình viên ngồi nhà mà vẫn có thể làm việc cho thung lũng Silicon
- 16-08-2017Đồng sáng lập startup tỷ đô Airbnb: Khởi nghiệp đừng đi làm mấy cái cao siêu, hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất
- 15-08-2017Startup có bằng MBA xịn, 10 năm kinh nghiệm lãnh đạo ở các tập đoàn quốc tế, vẫn bị từ chối đầu tư chỉ vì là... phụ nữ
- 14-08-2017CEO MOG Trần Anh Dũng: "Đừng mượn danh startup để quảng bá vị trí chiến lược của mình"
Trong buổi trò chuyện mới đây về vấn đề khó khăn của các startup trong vấn đề gọi vốn, một khán giả đã đặt câu hỏi cho ông Đỗ Hoài Nam: “Liệu tuổi của người sáng lập ra công ty có ảnh hưởng đến việc kêu gọi nhà đầu tư, ‘già’ đến chừng nào thì vẫn được chấp nhận?”.
Trên thực tế, đây là băn khoăn của nhiều người khi khởi nghiệp. Bởi khởi nghiệp dường như đang được nhìn nhận là cuộc chơi của những người trẻ tuổi.
Từ góc độ một nhà đầu tư, ông Nam nói rằng “cứng” tuổi sinh học không phải là vấn đề quá quan trọng, vì chỉ cần “trông có vẻ trẻ là được”. Điều này thể hiện ở tinh thần, nhiệt huyết, quyết tâm… dám nghĩ, dám làm.
Founder của UP Coworking cũng bày tỏ rằng tuổi của startup Việt Nam đang trẻ quá và đang có xu hướng của một phong trào, khiến nhiều người không có cái nhìn thiện cảm. Phong trào nên nhiều người đổ xô làm startup, điều này dẫn đến khởi nghiệp Việt Nam vừa thừa về tính chất phát động nhưng thiếu về số lượng.
“Nhiều người trẻ muốn gắn mình vào những từ như startup hay founder vì nghe thời thượng hơn là trở thành nhân viên trước tiên. Quan điểm này tương đối sai”, ông Nam nói.
Bởi theo ông, một người thành công thì phải biết mình muốn gì và tại thời điểm nào thì biết tối đa hóa những gì bản thân có. “Nếu tại thời điểm này mình chưa sẵn sàng thì phải đi học, phải đi làm cho người khác đã”, ông cho biết thêm.
Ông Nam chia sẻ rằng bản thân muốn tuổi của các founder “cứng” hơn một chút so với độ tuổi 21 – 22. “Tuổi này trải nghiệm xã hội cũng như kiến thức còn hạn hẹp, nếu đi vào làm startup sớm quá sẽ không tạo cho mình cơ hội học hỏi nhiều nhất”, ông nói.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch của Thế giới Di động từng chia sẻ khởi nghiệp ở tuổi 35 là “vừa đẹp” vì không quá trẻ cũng chưa hẳn quá già. Tuổi trẻ hăng hái nhưng dễ bộc phát, chủ quan và thất bại nản chí, còn già quá thì rủi ro lớn, không có cơ hội làm lại.
Nhiều chuyên gia cũng cho biết, dưới tuổi 30, các bạn trẻ có khát khao rất lớn nhưng tỷ lệ khởi nghiệp thành công khá thấp. Nguyên nhân họ chưa có đủ vốn ban đầu và đặc biệt chưa tích lũy đủ năng lực, tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ và trải nghiệm. Doanh nhân trẻ thường lạc quan nhưng họ không có đủ kinh nghiệm để nhận ra những thay đổi bất ngờ sẽ cản đường họ. Còn với những doanh nhân 35 tuổi trở ra nhiều kinh nghiệm hơn sẽ dự đoán được điều gì đang đợi mình và những gì cần làm tiếp theo.