Không cần roi vọt hay quát mắng, 4 cách dạy con trí tuệ từng tạo nên những Tổng thống và nhà phát minh vĩ đại bậc nhất thế giới
Đây được đánh giá là 5 cách dạy con khôn ngoan, mềm dẻo và hiệu quả bậc nhất mà cha mẹ nên học hỏi.
- 03-12-2022Vượt lên số phận nghiệt ngã, 'Vua chăn điện' Trung Quốc điều hành cả tập đoàn ở tuổi 73, tài sản hơn 1.000 tỷ đồng: Thành công không bỏ quên người có nghị lực
- 01-12-2022Cô gái 26 tuổi có thu nhập hơn 10 tỷ đồng/năm nhờ tháo dỡ điện thoại cũ
- 01-12-2022'Thần kinh doanh' Kazuo Inamori: Đừng xin nghỉ việc chỉ vì chút bất mãn, người làm tốt cả việc mình không thích mới có thể thành công
- 29-11-20224 chân lý biết sớm để tránh thất bại
- 28-11-2022Cổ nhân dạy 'Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người': Giàu hay nghèo vẫn phải biết chọn bạn mà chơi, nếu không cuộc đời càng dễ xuống dốc
1. Kích thích chí tiến thủ vươn lên của con
Khi còn nhỏ Thomas Edison từng bị giáo viên chủ nhiệm của lớp ông coi là một học sinh "ngốc" nhất. Nhưng ngược lại mẹ ông lại cho rằng, người thầy mắng học sinh của mình trước mặt là "ngu ngốc" chính là đang tự nhận bản thân mình không có năng lực. Mẹ Edison đã đón Edison về nhà và tìm trăm phương nghìn kế để động viên, khích lệ ông học tập. Và sau này, ông đã trở thành nhà phát minh, nhà khoa học nổi tiếng nhất trên thế giới. Đứng sau thành công của ông không thể không kể đến phương pháp giáo dục thông minh, khéo léo của người mẹ.
Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison (Ảnh: History)
Sự động viên và hiểu năng lực thật sự của con cái mình có một sức mạnh rất to lớn. Như vậy, trẻ sẽ không phải dè chừng trong sự áp đặt của người lớn, ngược lại còn thoải mái phát huy năng lực của chính mình.
2. Nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm cho con
Năm 1920, có một cậu bé người Mỹ, 11 tuổi, khi đá bóng không may làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm và bị hàng xóm bắt đền 12,5 USD (khoảng gần 300.000 đồng). Cậu bé về nhà bảo với cha: "Cha ơi, con không có tiền để đền cho người ta. Làm sao bây giờ ạ? Cha giúp con đi!".
"Vậy ta cho con mượn tiền, trong vòng 1 năm còn phải tìm cách hoàn trả lại cho ta", cha cậu cười nói.
Cậu bé nghe vậy đồng ý với cha và kể từ đó, cứ mỗi dịp cuối tuần hay vào dịp nghỉ lễ, cậu bé lại đi ra ngoài làm thêm. Sau nửa năm nỗ lực làm việc chăm chỉ, cuối cùng cậu cũng góp đủ 12,5 USD để trả lại cho cha mình. Cậu bé này chính là Ronald Reagan, người mà sau này đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống Ronald Reagan của Hoa Kỳ. (Ảnh: History)
Trong cuốn sách hồi ký của mình, ông viết: "Thông qua việc tự lao động để sửa chữa lỗi lầm, tôi đã hiểu thế nào là sống có trách nhiệm".
Thật vậy, các bậc cha mẹ nên dạy cho con biết cách tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, không nên việc gì cũng làm giúp con bởi như thế sẽ làm đứa trẻ hình thành tâm lý ỷ lại vào bố mẹ, gây bất lợi cho quá trình trưởng thành của con.
3. Nắm bắt được năng khiếu, sở trường của con
Vào thế kỷ thứ 19, khi nhà toán học, nhà vật lý học nổi tiếng Maxwell còn rất nhỏ, có một lần cha ông bảo ông vẽ một lọ hoa. Lúc làm xong, Maxwell đem nộp cho cha, cha ông nhìn thấy bức vẽ cười phá lên, bởi tất cả những nét vẽ trên giấy đều là những sơ đồ hình học: Lọ hoa là hình thang, các bông hoa cúc được vẽ thành các hình tròn to nhỏ, còn lá thì được biểu thị bằng một số hình tam giác lạ lùng.
Người cha chu đáo lập tức phát hiện ra rằng, Maxwell vô cùng nhạy bén và có hứng thú đối với toán học. Thế là ông bắt đầu dạy cho Maxwell về hình học, sau đó là đại số. Quả nhiên, không lâu sau Maxwell có biểu hiện tài năng hơn người đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực toán học.
Nhà toán học James Maxwell nổi tiếng thế giới. (Ảnh: History)
Đại đa số những đứa trẻ, khi lên 5 hoặc 7 tuổi sẽ bắt đầu có sự nhạy bén đặc biệt nhất và hiếu kỳ nhất với một lĩnh vực nào đó. Nếu cha mẹ có thể tinh ý nắm bắt được và thuận theo đó mà dẫn dắt, hướng dẫn trẻ thì sẽ mở ra một con đường thênh thang trong sự nghiệp của con sau này. Và cha mẹ nên nhớ, công việc chúng ta muốn trẻ em theo đuổi chưa phải là lĩnh vực mà trẻ mạnh nhất, nên thuận theo sự phát triển của trẻ mà hướng chúng đến nghề nghiệp thích hợp.
4. Rèn luyện cho con tính tự lập
Ở Đức, những bạn nhỏ từ 6-10 tuổi đã phải giúp đỡ cha mẹ rửa bát, quét nhà và mua đồ, từ 10-14 tuổi phải tham gia các loại công việc như sửa giày, cắt tỉa cây cỏ. Còn tại Mỹ, những đứa trẻ hơn 1 tuổi cơ bản đều tự ăn, cha mẹ sẽ "buộc" con vào ghế tập ăn, để thức ăn lên trên chiếc bàn nhỏ của chúng, để chúng tự dùng dao dĩa nhỏ cho thức ăn bỏ vào miệng. Thậm chí, ở Mỹ và các nước như Nhật, Anh còn có điều khoản quy định thời gian lao động của trẻ nhỏ, gia đình và nhà trường đều không được phép cướp đi quyền lợi này của trẻ.
Về cơ bản, ai trong chúng ta cũng phải tự lập trên con đường đời của mình, vì thế tập cho trẻ thói quen tự biết lo cho bản thân và thực hiện những nghĩa vụ cơ bản trong cuộc sống sẽ hình thành nền tảng nhân cách vững chắc từ khi còn nhỏ tuổi. Như vậy, trong tương lai chúng có thể mạnh mẽ và có trách nhiệm với bản thân hơn khi đương đầu với khó khăn.
Thể thao & văn hóa